Thursday, January 9, 2014

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ HAY HỮU CƠ HÓA NÔNG NGHIỆP

TÓM TẮT 

Trên  quan  điểm  so  sánh  những  ưu  và  nhược  điểm  của  nền  nông  nghiệp  hữu  cơ  và  nông nghiệp hóa học để  có cách lựa chọn nên ưu tiên loại  hình nào cho phù hợp với thực trạng một nền kinh tế  nông nghiệp của đất nước. Tác giả  cho rằng nông nghiệp hữu cơ  thực chất là cốt lõi của nền nông nghiệp truyền thống nhưng có hỗ  trợ  của các yếu tố  kỹ  thuật tiên tiến của nhiều ngành khoa học nên có tiến bộ  hơn nền nông nghiệp truyền thống. Kể  từ  khi xuất hiện mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ  vào năm 1940, cho đến nay về  diện tích mới chỉ  đạt được khoảng 1-2% tổng số  diện tích canh tác của toàn thế  giới và cũng mới cung cấp cho khách hàng khoảng 1% sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. 

Ở  Việt Nam, các mô hình nông nghiệp hữu cơ  mới được xuất hiện gần đây với diện tích và sản phẩm thu được còn quá khiêm tốn. Trong lúc đó phần lớn khách hàng thế giới và trong nước đang cần sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn GAP, kể  cả VietGAP hay GlobalGAP. Mặt khác do thực tiễn ở Việt Nam có trên 70% dân số là nông dân, nhưng bình quân ruộng đất trên từng hộ rất ít  ỏi, họ  vừa cần cả  năng suất cao và giá cảhợp lý, vì vậy, tác giả  đề  xuất quan điểm vừa ứng dụng  nền  nông nghiệp  hữu cơ,  vừa phải ưu tiên  nền  nông  nghiệp hóa học. Nhưng chỉ   nên tập trung áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ  trên m ột số  chủng loại cây trồng nhạy cảm, dễ  bị  ô nhiễm các loại nông dược. Ưu tiên phần lớn diện tích giành cho áp dụng sản xuất nông nghiệp hóa học  theo tiêu chuẩn GAP, trong đó khuyến khích sử  dụng các loại phân bón hữu cơ  làm cơ sở để  mở rộng phạm vi nền nông nghiệp hữu cơ cho các thập kỷ tới. 

PHÉP SO SÁNH 

1. Lịch sử hình thành nền nông nghiệp hữu cơ

Theo định nghĩa  hiện  nay thì  nông  nghiệp  hữu cơ  thực chất  là gói kỹ  thuật của  nền  nông nghiệp truyền thống được hình thành từ  khi con người biết kỹ  thuật trồng trọt và chăn nuôi gia súc để sinh sống và tồn tại cho đến trước khi nền công nghiệp phân bón hóa học ra đời. Tính trên phạm vi thế  giới thì lấy  mốc khoảng năm 1913 (Ecomart.vn/home) khi thế  giới bắt đầu tổng hợp được đạm NH3, dần dần nông nghiệp hữu cơ nhường chỗ  cho nền nông nghiệp hóa học hóa vào giữa thế  kỷ  XX. Ở  Việt Nam có thể  kể  đến tháng 6 năm 1962, khi mẻ  phân super lân Lâm Thao đầu tiên  ra đời (ở  miền Bắc)  và cũng dần dần  nhường chỗ  cho nền  nông  nghiệp  hóa học  hóa muộn hơn, đặc biệt là từ khi nước ta được mở cửa nhìn ra thế giới, đó là những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. 

2. Ưu và nhược điểm của nông nghiệp hữu cơ là gì? 

2.1- Ưu điểm của nông nghiệp hữu cơ

Ưu việt của nền nông nghiệp hữu cơlà các loại vật tư  sử  dụng cho trồng trọt, chăn nuôi đều xuất phát từ thiên nhiên, l ấy của thiên nhiên rồi trả  l ại cho thiên nhiên nên sản phẩm làm ra rất an toàn cho người và gia súc cũng như  môi trường sống. Chất lượng sản phẩm lại có mùi vị  ngon hơn, bảo quản dễ  dàng và lâu hơn, mẫu mã cũng đẹp mắt hơn, phù hợp với thị  hiếu của người tiêu dùng rộng rãi hiện nay. 

Các loại phân bón chủ  yếu từ  nguồn hữu cơ  là các phế  phụ  phẩm nông nghiệp, các rác thải sinh hoạt, các loại phân xanh, bùn ao, các lo ại chất thải của gia súc, gia cầm đều có chứa hàm lượng hữu cơ  cao, tỷ  lệ  các chất dinh dưỡng tuy thấp nhưng khá cân đối nên khi sử dụng lâu ngày có thể  làm cải thiện cấu trúc của đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất làm cho đất trồng trọt được bảo vệ  tốt hơn. Đất và nước không bị  ô nhiễm các kim loại năng, hay dư thừa đạm nitrat (N03-). Không làm  ảnh hưởng đến khu hệ  vi sinh vật đất cũng như  các động vật hay côn trùng có lợi. Vì vậy, đất thực sự  được gọi là m ột vật thể  sống để  đảm bảo có một nền nông nghiệp bền vững. 

2.2- Những bất cập của nông nghiệp hữu cơ

Cây trồng muốn có năng suất cao, ngoài yếu tố  khí hậu, thời ti ết, cần được cung cấp đầy đủ, đúng chủng loại và và đúng lúc các chất dinh dưỡng (các loại khoáng). Nếu thiếu hay thừa một chất nào đó thì đều có ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của cây (Achim Dobermann, 2000). 

Ngày nay các nước có hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của họ đều sử dụng các giống mang gen di truyền cho năng suất cao đều có nhu cầu sử  dụng lượng chất dinh dưỡng khá cao và thời gian đòi hỏi được cung cấp dinh dưỡng giữa các thời kỳ  sinh trưởng rất gần nhau, do đó càng cần có các loại phân chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. 

Ví dụ, m ột ruộng lúa ngắn ngày, thấp cây để  đạt được mức bình quân năng suất 5-6 tấn thóc khô/ha, thường phải bón thêm m ột lượng phân khoáng hay phối hợp với phân hữu cơ tương đương từ 80-120 kg N+ 30-60 kg P205+ 20-70 kg K20/ha (tính chung cho nhiều loại đất). Đối với ngô để  có năng suất 5-6 tấn ngô hạt cũng cần cung cấp khoảng 120-160 kgN + 50-90 kg P205+ 90-120 kg K20/ha. Với cà phê
để có năng suất cà phê nhân bình quân đạt 3,5-4 tấn cần cung cấp khoảng 300-360 kg N+ 90-120 kg P205+ 250-360 kg K20/ha (Trương Hồng, 1999). 

Với cây tiêu số  liệu  này còn cao hơn nhiều (Đỗ Trung Bình, 2012).Trong lúc đó nguyên liệu đầu vào của ác loại phân chuồng (lợn, bò, gà) thì  hàm  lượng N trung  bình  với phân  lợn (heo) khoảng 0,7-1% N, 0,2-,3% P205  và 0,5-0,7% K20. Phân bò có chứa khoảng 0,4%-0,6N, 0,1-0,2% P205  và 0,4-0,6% K20 A.Dobermann, 2000, tính theo trọng  lượng tươi). Với phân gà  hàm  lượng  các chất này  có cao hơn nhưng số  lượng thường ít. Còn trong rơm rạ  lúa chỉ  chứa khoảng: 0,4%N, 0,2% P205  và 2,1% K20 (Lê văn Căn, 1978,  tính  theo  chất  khô).  Với  hàm  lượng  dinh  dưỡng  trong  phân  và  rơm  rạ  như  vậy, nhưng không phải số  lượng dinh dưỡng này bón vào đất là có thể  cung cấp cho cây ngay mà tỷ  lệ  sử dụng cho cây rất thấp và rất chậm (khoảng 20-30%). Vì vậy người ta phải bón số  lượng nhiều, nếu  bón  ít  thì không  đủ  dinh  dưỡng.  

Trường  hợp  lúa  hè  thu  trồng  trên  đất  sông  Hồng  ở  Bắc Giang, 6 vụ  liên tục từ 1996-2001, bón nền phân khoáng 90N + 60P205 + 90 K20 + 200 kg Ca0 + 40 kg Mg 0  + 33 kg S/ha và nếu hàng năm bón bổ  sung 10 tấn phân chuồng, bình quân 6 vụ  cho năng suất 4,60 tấn. Nhưng cũng bổ sung 10 tấn phân chuồng mà không bón N thì bình quân năng suất chỉ có 3,34 tấn/ha, giảm 27,43% năng suất so với nền có bón N (90N). Công thức có bón bổsung 10 tấn phân chuồng sau 6 năm, năng suất tăng hơn năm đầu là 68%. Còn nếu hàng năm vẫn bón bổ  sung 10 tấn phân chuồng nhưng không bón đạm thì sau 6 năm năng suất chỉ  tăng hơn năm đầu có 43%, hay kém hơn nền có bón 90N là 34,5%. (Nguyễn Văn Bộ  và CTV, 2001). 

Nhưvậy, muốn có năng suất cao phải cần bón lượng phân chuồng nhiều hơn mức 20 tấn/ha. Đó là điều rất trở  ngại. Trong thực tế  nghề  trồng rau  ở  Việt Nam,  lượng phân  hửu cơ  bón khá  cao, nhưng vẫn chỉ  dùng làm nền, nông dân vẫn phải bón lượng N, P, K khá cao. Ví dụ, với cây cà chua,  ngoài khuyến cáo bón 30-35 tấn phân  chuồng/ha còn  bón 100-130kg  N, 80-100 P205  và 100-120 K20/ha. (Phương Anh và người khác, 1996). Đã có thí nghiệm bón phân hữu cơ, liều 20 tấn/ha cho lúa so sánh với nền bón 100% là phân hóa học và nền 50% phân hóa học phối hợp với 50% phân chuồng thì cho thấy công  thức bón 50% phân hóa học với 50% dinh dưỡng từ  phân chuồng cho năng suất tương đương với nền bón 100% phân hóa học, nền bón 100% phân chuồng (20 tấn/ha) cho năng suất thấp nhất. (Kỷ  yếu khoa học, Viện KHNNVN, Hà Nội, 1968). Một số mô hình nông nghiệp hữu  cơ làm trên rau  ở  Miền Bắc, ngay vụ  đầu đã cho năng suất cao, thực chất có đóng góp rất l ớn của hiệu lực tồn dư do nhiều năm bón phân hóa học số  lượng nhiều tích lũy lại. 

Một trong số nhược điểm khác là canh tác nông nghiệp hữu cơ khá tốn lao động sử dụng vào công làm cỏ, bón phân, chăm sóc, hơn nữa lượng chất hữu cơ  chế  biến phân bằng thủ  công vẫn còn có hạn. Ví dụ, phải cần đến số  lượng rơm rạ  khoảng 4-5 ha lúa để  có thể  chế  ra được 20-30 tấn phân ủ  với phân gia súc  ruộng lúa đạt 5 tấn thóc cho khoảng 5 tấn rơm rạ). Nếu bón liều 25-30 tấn phân hữu cơ/ha công lao động dành cho chế  biến và mang vác ra ruộng sẽ  tốn nhiều hơn sử  dụng phân hóa học. Muốn tinh giảm  lao động phải có công nghệ  chế  biến phân hữu cơ  sinh học hay hữu cơ  vi sinh công nghiệp với quy  mô lớn. Đã có thí nghiệm gần đây thực hiện trên cây hồ  tiêu, sử  dụng nền 100 kg N+ 150 Kg P205+ 225 kg K20, phối hợp với 20 tấn phân bò so với bón bổsung 3-4 tấn phân hữu cơ  vi sinh thì năng suất tiêu thu được giữa 2 nền ngang nhau (ĐỗTrung Bình, 2012). 

Nước ta đã có lúc đầu tư nhà máy chế  biến rác thải khá quy mô  ở Thành phốHồ  Chí Minh, hợp tác với Đan Mạch, xây dựng  ở  Hóc Môn, sau vài năm vận hành đã phải đóng cửa, lý do chính là giá thành cao, khách hàng không chấp nhận. Chính vì vậy dù nhiều thành phố đã từng xây dựng dự  án xây dựng nhà máy chế  biến rác thải nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cấp bách của dân sinh, tuy nhiên hầu hết các thành phố  lớn hiện  nay vẫn áp dụng quy trình chôn rác là chủ  yếu. 

3. Ưu và nhược của phân hóa học 

3.1-Ưu điểm

Do nhiều loại phân hóa học có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, và có đặc tính tan nhanh vào môi trường sau khi bón, nên cây trồng được bón phân hóa học thường sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao, số lượng bón ít nên giảm được công lao động. Ngày nay công nghệ  chế  phân trộn và phân phức hợp ra đời, phân l ại chứa đủ  các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây nên đã đơn giản hóa việc bón phân cho người sử  dụng. Nhờ  có phân hóa học mà năng suất cũng như sản lượng mọi loại cây trồng trên thế  giới đều tăng rất cao so  với canh tác theo gói nông nghiệp hữu cơ cổ truyền. 

Từ khi có cuộc cách mạng hóa học trong nông nghiệp, nhiều nước trên thế giới đã thoát khỏi nạn thiếu lương thực, thực phẩm triền miên, nay nhiều nước đã có dư  thừa lương thực và thực phẩm bán ra trên thế giới. 

3.2- Nhược điểm của phân hóa học

Do trình  độ  nhận thức  về  tác dụng  của phân  hóa học còn  bị  hạn  chế  và do tính tác dụng nhanh và tạo ra màu xanh đẹp mắt của phân đạm mà khuynh hướng lạm dụng phân đạm trở  nên phổ  biến nên dẫn đến tác hại bón quá nhiều, quá mất cân đối, đã làm tăng  khả  năng hấp dẫn sâu bệnh đến phá hại cây trồng, do đó vừa làm cho việc sử  dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng gia tăng, dẫn đến tốn nhiều chi phí, giết hại nhiều thiên địch, làm cho hệ  sinh thái côn trùng bị  phá vỡ  vừa làm cho nông sản kém an toàn, sức khỏe của người và gia súc bị  suy giảm và môi trường dễ  bị  ô nhiễm.  

Một số trường hợp lạm dụng phân hóa học và không chú ý kết hợp bón chất hữu cơ  lâu ngày đã gây cho môi trường đất có xu hướng bị  suy thoái (chất hữu cơ  bị  giảm, kết cấu đất rời rạc hơn, đất có xu hướng chua thêm, một số  chất dinh dưỡng bị  cạn kiệt, hệ  vi sinh vật có lợi bị   suy giảm, ngược lại các vi sinh vật gây hại có xu hướng gia tăng). 

Tuy nhiên, khi nhận biết được ưu và nhược điểm của phân hóa học thì chúng ta hoàn toàn có thể  có biện pháp khắc phục để  sử  dụng phân hóa học một cách hài hòa nhằm giảm thiểu những nhược điểm của nó đồng thời phát huy được tính ưu việt để  phục vụ  nền nông nghiệp được phát tri ển bền vững. Để  thực hiện được mục triêu này,  trước hết con người không nên có ý thức phủ định vai trò của phân hóa học trong nền nông nghiệp hiện đại, không nên quay lưng lại với phân hóa học và cũng không nên có thái độ  bài xích phân hóa học, một loại vật tư  mà trong hơn nửa thế  kỷ  vừa qua đã có công góp phần cứu  nhân  loại thoát khỏi nạn đói kém. Mặt khác ta cũng không nên có thái độ  một chiều, thái độ quá tả, chỉ nhìn thấy mặt ưu việt của nông nghiệp hữu cơ mà không thấy được mặt hạn chế của nó. 

SỰ LỰA CHỌN 

Dựa trên ưu và nhược của nông nghiệp hữu  cơ và nông nghiệp hóa học đã nêu, câu hỏi đặt ra trong hoàn cảnh cụ  thể  của Việt Nam hiện nay và cả  trong tương lai thì nên theo con  đường NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ  hay HỮU CƠ  HÓA  NÔNG NGHIỆP. Và nếu sản  xuất theo nông nghiệp hữu cơ thì nên thực hiện đến mức nào, trên đối tượng nào và cho thị   trường nào, câu trả lời là: thực hiện cả  nông nghiệp hữu cơ và NNHH, nhưng  cần thực hiện HỮU CƠ  HÓA NÔNG NGHIỆP 

1. Tại sao chúng ta cần áp dụng sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ? 

Xét tính ưu việt của nông nghiệp hữu cơ và nhu cầu của khách hàng trên thị   trường thì nước ta cũng cần tham gia sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ, nhưng do những hạn chế  như đã nêu, trong lúc Việt Nam còn phải dựa vào nông nghiệp để  đi lên và cũng nhờ  vào nông nghiệp để  tồn tại. Nông dân đang sống chủ  yếu vào nông nghiệp, họ  vừa cần có năng suất cao, vừa có giá bán hợp lý, trong lúc diện tích canh tác rất ít  ỏi, chưa nói đến nông nghiệp hữu cơ, những nhà nông sản xuất rau sạch, giá thành cao, bán không có lời bằng sản xuất theo nông nghiệp hóa học, vì vậy họ chưa mặn mà với nên nông nghiệp hữu cơ (vì chưa có thị  trường hấp dẫn). Do đó, ở nước ta vẫn cần khuyến khích áp dụng gói nông nghiệp hữu cơ, nhưng đối tượng áp dụng có thể  chỉ nên giới hạn với các cây trồng sau: 

1.1-  Về  trồng trọt, thực hiện trên  những cây rau ăn lá, rau ăn quả  tươi, rau gia vị , cây làm thuốc. Những loại cây này nông dân trồng trên diện tích nhỏ, có thể có đủ phân bón hữu cơ để sử dụng với số  lượng đủ để  đạt được năng suất cao  ở  mức chấp nhận được và cũng dễ  khống chế sâu bệnh, dị ch hại hơn. Mặt khác đây là loại sản phẩm ăn tươi nếu bị  ô nhiễm thì người tiêu dùng dễ  bị  ngộ độc hơn. Trên cơ sở  những cây đã nêu, có thể  mở rộng đến các cây làm thức uống nhưcác loại chè, cây ăn quả  dễ  bị  sâu bệnh phá hại như  nho, dâu tây hay một số  cây ăn quả  khác tùy điều kiện cụ thể. 

1.2- Về chăn nuôi áp dụng cho các loại gia cầm, thủy cầm. 

1.3- Về thủy sản: Tùy khả  năng và yêu cầu của khách hàng để quyết định. 

2. Tại sao phải tiếp tục phát triển nền nền nông nghiệp hóa học nhưng cần HỮU CƠ HÓA NÔNG NGHIỆP 

Đây là loại kỹ  thuật cần được mở  rộng và chiếm diện tích lớn nhất, lý do chính là thế  giới đang  có  nhu  cầu  sản  phẩm  từ  kỹ  thuật thực  hành  nông  nghiệp  tốt theo tiêu  chuẩn  GAP.  Tiêu chuẩn  GAP  không  cấm  sử  dụng  các  sản  phẩm  có  nguồn  gốc  hóa  học  mà  sử  dụng  tiêu  chuẩn khống chế các tồn dư của hóa chất ở giới hạn tối thiểu (MRL). Với tiêu chuẩn này trọng 6-7 năm vừa qua, nước ta đã tạo được nhiều mô hình từ  rau, quả  cho đến thóc gạo, các sản phẩm từ  cây công nghiệp và đã  được chứng nhận đạt tiêu chuẩn  VietGAP hay GlobalGAP. Thực tế  từ  1989 cho đến nay, Việt Nam xuất khẩu hơn 140 triệu tấn gạo chỉ  có một m ẻ khoảng vài chục ngàn tấn bị  xem xét vì chất Acetamiprid vượt quá 0,1 ppm hay chất Orysastrobin vượt quá 0,2 ppm, còn lại  đều  được  khách  hàng  đón  nhận  (Mai  Văn  Quy ền,  2009).  Với  m ột  số  sản  phẩm  khác  như thanh long có bị  trục trặc hoặc do chiếu xạ  chưa đạt, hoặc do ruồi đục hay mẫu mã chưa đạt nên bị  từ chối. 

Về thủy sản: có một số trường hợp dư  lượng kháng sinh cao, dư  lượng chất bảo quản cao là chủyếu  do công đoạn chế  biến, bảo quản chứ  không phải do công đoạn sản xuất tạo ra. Các sản phẩm tiêu thụ  nội địa như  một số  rau ăn lá bao gồm cải bẹ, cải ngọt, rau muống có bị  ô nhiễm thuốc sâu và cũng có gây ngộ  độc cho người tiêu dùng. Phần lớn ngộ  độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân khác mang lại như để  thực phẩm bị  ôi, thối, thực phẩm đã bị  lên men hay quá hạn dùng mà vẫn tiếp tục sử  dụng. Các vụng  ộ  độc ở  các bữa tiệc hay nhà ăn tập thể  phần lớn xảy ra do thức ăn không bảo đảm vệ  sinh chứ  không phải do công  đoạn từ trồng trọt mang lại mà nhiều vụng ộ độc là do công đoạn chế  biến và bảo quản gây ra. 

Về  môi trường đất:  nghiên cứu của Nguyễn Đức Thuận và cộng sự  (2009)  ở  huyện Tháp Mười, Đồng Tháp trên đất trồng lúa 2 vụ  không có đê bao, 3 vụ  có đê bao hở  và 3  vụ  có đê bao kín,sử  dụng lượng phân hóa học liều cao, kết hợp phun thuốc trừ  sâu theo kỹ  thuật của nông dân thì  đều thấy  về  thành phần  nông  hóa trong đất có xu hướng gia tăng,  hàm  lượng  hữu cơ  tăng trong lúc đó năng suất lúa vẫn tăng đều (Nguyễn Đức Thuận  và cộng sự  2009). 

Một nghiên cứu khác trên đất cà phê của Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây nguyên, sau 30 năm trồng cà phê liên tục, đất hàng năm được vùi thêm tồn dư thực vật, bón phân khoáng liều cao, liên tục, thì thành phần nông hóa đều tăng dần, hàm lượng chất hữu cơ  cũng tăng dần, đồng thời hàm lượng S dễ  tiêu tăng lên do bón liên tục phân có chứa S cao nhiều năm mang lại, ngược lại, hàm lượng Ca trao đổi bị   giảm sút (Tôn Nữ  Tuấn Nam, 2013). Đứng trên phạm vi vĩ  mô để  xem xét thì một số  đất dốc, đất xám do chế  độ  canh tác theo kiểu bóc lột đất và thi ếu biện pháp chống xói mòn đất thì  ở  đấy có hiện tượng đất bị   suy thoái. Còn tuyệt đại đa số  các vùng đất có độ  dốc thấp dùng trồng cà phê, cao su, tiêu hay cây lương thực, thực phẩm thì môi trường  đất sau nhiều năm dùng phân hóa học vẫn được bảo vệ  tốt, chỉ   cần đất được bón bổ  sung phân hữu cơ  hay ít ra là vùi lại cho đất m ột số  tàn dư  thực vật (Trương Hồng, 2013, Tôn nữ  Tuấn Nam, 2013). Với đất lúa ngập nước chỉ  cần để  lại gốc rạ  hay thậm chí thu hết rạ  thì hàm lượng hữu cơ  vẫn không bịsuy giảm, kể cả thí nghiệm lấy hết rạ ra khỏi ruộng sau 25 năm, (150 vụ) (Buresh và ctv, 2012). 

Ngày  nay các công ty đưa công  nghệ  chế  biến  NPK có chứa đầy đủ  các chất trung và  vi lượng, bón liều vừa phải, có bổ  sung phân hữu cơ đã hạn chế  hoặc làm mất hẳn tình trạng bón phân hóa học mất cân đối hay liều cao, và vừa mang lại năng suất cao, chất lượng nông sản an toàn, đạt tiêu chuẩn GAP. Các loại phân NPK của Đầu Trâu đều đạt được tiêu chuẩn như  vậy, do đó phân NPK Đầu Trâu được Cục Trồng trọt, BộNN& PTNT khuyến cáo sử  dụng cho các loại cánh đồng mẫu lớn (Mai Văn Quyền, 2013).

LỜI KẾT 

1  Cần áp dụng nông nghiệp hữu cơ vì tính chất ưu việt của nó, thể  hiện  ở  chất lượng  sản phẩm và độ  an toàn của môi trường sống, tuy nhiên do khách hàng còn hạn chế  nên cần có bước đi vững chắc. 

2 Cần tiếp tục thực hiện nền nông nghiệp hóa học, vì thực trạng nông dân Việt Nam có bình quân diện tích quá nhỏ, thực hiện nông nghiệp hóa học sẽ dễ có năng suất cao. Nhưng cần hữu cơ  hóa nông nghiệp là để khuyến khích nhà nông tận dụng các loại phân hữu cơ  bón cho cây. Khi lượng phân hữu cơ  tăng thì góp phần giảm thiểu lượng phân hóa học, giảm thi ểu tình trạng sử dụng thuốc hóa học sẽ giảm nguy cơ độc hại cho người, gia súc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời bảo đảm độ phì của đất được ổn định. 

Sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP là nhu cầu của khách  hàng rộng rãi cả  trong nước  và trên thế  giới.  Có khách  hàng t ức sẽ  có thị   trường, sản phẩm sẽ  bán được giá, trong đó với tiêu chuẩn GAP thì nông dân Việt Nam đã có nhiều mô hình và khả  năng tổ  chức sản xuất có phần dễ  thực hiện hơn nhiều so với nông nghiệp hữu cơ. Vì vậy, hướng đi này sẽ  làm cho nông nghiệp hữu cơ  và hữu cơ hóa nông nghiệp được song song tồn tại, phát triển và sẽ  là hướng đi dễ áp dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Mai Thị  Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần khắc Thi, 1996. Rau và trồng rau, giáo trình cao học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 164-176. 
2.  Achim  Dobermann  and  Thomas  Fairhurst,  2000.  Rice  nutrient  Disorders  &  Nutrient management, IRRI, P32-37 
3. Đỗ  Trung Bình,2012. Những biện pháp kỹ  thuật tổng hợp trong sản xuất cây tiêu theo  hướng bền vững, báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ, trang 79-82. 
4. Nguyen Van Bo, Ernst Mutert, Cong Doan Sat, 2003. Balcrop Balanced fertilization for better crops in Vietnam, Printed by Oxford Graphic printers, P 83-87. 
5. Lê Văn Căn, 1978. Sổ tay phân bón, Nhà xuất bản Giải phóng, trang 13. 
6. Trương Hồng, 1999. Luận án tiến sĩ   Nông nghiệp, trang 119. 
7.  Mai  Văn  Quyền,  2009.  Những  điều  cần  biết  về  trồng  lúa  xuất  khẩu,  Nhà  xuất  bản  Nông nghiệp, trang 23-30. 
8.  Lê  Văn  Hưng,  2013,  Lịch  sử  nông  nghiệp  hữu  cơ,  trong www.google.com/searh/9=lich+sử+Phát+triển+nông+nghiệp+hữu+cơ. Ecomart.vn/home 
9. Tôn Nữ  Tuấn Nam, 2013. Kết quảnghiên cứu đất trồng cà phê  ở  Tây Nguyên, báo cáo tổng 
kết, lưu hành nội bộ. 
10. Mai Văn Quyền, 2013. Phân Đầu Trâu, bón ít hiệu quả  cao, trong Hội thảo về  nâng  cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam, NXBNN, trang 465-470. 
9. Thomas Diorff, Thomas Fairhurst and Ernst Mutert, 2001. Soil fertility Kit, P 56. 
10. Nguyễn Đức Thận,2009. Báo cáo tổng kết đề tài” Nghiên cứu đánh giá tác động của canh tác nhiều vụ  lúa trong năm đến năng suất, hiệu quả kinh tế, tính chất đất và tính bền vững của sản xuất lúa vùng đất phèn Đồng Tháp Mười (2006-2008), trang 28-33 

GS. TS. Mai Văn Quyền 
Chủ tịch HĐTVKH, Cty CP Phân bón Bình  Điền 

No comments:

Post a Comment