Gỗ khi vừa chặt hạ được bóc vỏ, từ gốc đến ngọn quấn băng thuốc XN5, thuốc sẽ thẩm thấu sâu vào gỗ. Sau một tuần, gợt bỏ đế băng và hóa chất còn bám trên bề mặt nọc. Cách làm này rất đơn giản, tiện lợi.
Nông dân ở vùng sâu, vùng xa khi được cung cấp băng tẩm (do Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản đã chế tạo sẵn thành thương phẩm) đều có thể tự làm nọc ngay tại vườn tiêu nhà mình.
Nông dân ở vùng sâu, vùng xa khi được cung cấp băng tẩm (do Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản đã chế tạo sẵn thành thương phẩm) đều có thể tự làm nọc ngay tại vườn tiêu nhà mình.
Do thuốc thấm sâu vào gỗ, có khả năng chống mối, mục mà từ loại gỗ tạp không thể để ngoài trời quá vài tháng, nay có độ bền tới hàng chục năm. Đặc biệt, loại nọc mới rất rẻ, giá thành toàn bộ một cây nọc sau tẩm chưa đến 40.000 đồng, tức bằng 1/10 nọc bằng gỗ căm xe hay xây trụ gạch.
Từ năm 2001, tại các khu vườn thực nghiệm của Viện Khoa học lâm nghiệp VN đặt ở hai tỉnh Bình Dương và Quảng Bình, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Chí Thanh đã dùng loại nọc tiêu mới, đến nay hồ tiêu đã bói quả vụ đầu.
Cây tiêu bám chắc vào nọc, phát triển tốt. Hạt hồ tiêu được đem phân tích tại Viện Kiểm nghiệm dược Bộ Y tế, không có thành phần hóa chất độc hại. Cách làm này cũng có thể áp dụng làm trụ đỡ cho vườn trồng thanh long.
Được biết, Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản có một chi nhánh ở 64 Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình, TP.HCM, có thể cung cấp đầy đủ các loại vật tư cùng hướng dẫn cách làm nọc cho người trồng hồ tiêu.
Theo QUANG HUY - Vietbao.vn
No comments:
Post a Comment