Monday, September 15, 2014

Qui trình kỹ thuật trồng Hồ Tiêu


1. Yêu cầu đất đai 
    Đất trồng tiêu cần được bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:
  • Dễ thoát nước, có độ dốc dưới 5%, không bị úng ngập.
  • Tầng canh tác dày trên 100cm, mạch nước ngầm sâu hơn 2m.
  • Đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, pHKCl từ 5 – 6.

2. Giống tiêu sử dụng và kỹ thuật nhân giống

2.1. Giống sử dụng: 

       Giống tiêu Vĩnh Linh, tiêu Lộc Ninh, tiêu Ấn Độ.

2.2. Kỹ thuật nhân giống: 

Nhân giống bằng dây lươn và dây thân, hom giống cần đạt các tiêu chuẩn sau:


  • Hom tiêu dây lươn:  Hom dây lươn bánh tẻ có  3 – 4 đốt, cắt hết lá khi ươm. Dây lươn không sâu bệnh, lấy ở các vườn > 4 năm tuổi không có triệu chứng bệnh.
  • Hom tiêu dây thân: Hom thân bánh tẻ khỏe mạnh, có 4 – 6 đốt, các đốt có rễ bám tốt. Hom được cắt vào các ngày tạnh ráo, trên các vườn tiêu 12 – 18 tháng hoặc từ các vườn nhân giống tiêu. Dây thân tiêu được cắt ở vị trí 25 – 30cm cách mặt đất. Loại bỏ phần ngọn dây còn non. Cắt tỉa bớt các lá cành trên hom ở các đốt vùi vào đất, chỉ giữ lại 1 – 2 cành ở các đốt trên mặt đất với số lá hạn chế để giảm bớt sự bốc hơi nước.
  • Ươm trồng hom tiêu: Hom tiêu cắt xong ngâm trong dung dịch NAA 500 – 1000 mg/1lít nước  nhúng nhanh trong 5 giây kích thích tốt sự ra rễ. Sau đó ngâm toàn bộ hom trong dung dịch thuốc VibenC 50 BHN, pha với nồng độ 0,1% trong 30 phút để khử trùng. Sau khi xử lý xong đem ươm trồng như sau:
  • Trồng thẳng ra vườn : Sau khi xử lí đem trồng trực tiếp ra vườn tiêu, che chắn kỹ lưỡng cũng đảm bảo tỷ lệ sống rất cao.
  • Ươm trên líp cho đến khi ra rễ rồi đem trồng: đất lên líp phải tơi xốp, thoát nước tốt. Hom tiêu đặt xiên 45 0 cách nhau 5 – 7 cm, hàng cách hàng 10cm. Thường sau khi ươm 25 – 30 ngày hom tiêu bắt đầu ra rễ đã có thể đem trồng tốt. Ươm trên líp  không nên để quá lâu, hom tiêu mọc mầm, rễ ra dài khi nhổ đem đi trồng động rễ, ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây tiêu con.
  • Ươm trong bầu: đất cho vào bầu phải là lớp đất mặt tốt, không có nguồn nấm gây hại. Trộn kỹ đất với phân chuồng, phân lân và tro dừa để tạo độ tơi xốp cần thiết.


Bầu ươm hom thân có kích thước 15  – 17 x  27 – 30cm, bầu ươm hom lươn có kích thước 12 x 22cm. Hàng lỗ thoát nước dưới cùng cách đáy bầu 2cm để thoát nước tốt. Hom lươn ươm 2 hom/bầu, còn hom thân có chỉ ươm 1 hom/bầu. Cây được ươm từ     4 – 5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mọc 5 – 6 lá trở lên mới đem trồng.


3. Trồng mới

3.1. Thời vụ trồng: 

Thời vụ bắt đầu vào đầu mùa mưa, khi đã mưa đều và kết thúc trước mùa khô 2 – 2,5 tháng.

3.2. Mật độ khoảng cách:

  • Trụ gỗ, trụ đúc bê tông trồng với khoảng cách 2 x 2,5 m hoặc 2,5 x 2,5 m, mật độ từ 1300 – 1500 trụ/ha tuỳ theo giống tiêu có tán rộng hay hẹp.
  • Trụ gạch xây cao 3,5m có đường kính gốc trụ 70 – 100cm và đường kính đỉnh trụ 40 – 60cm: trồng với khoảng cách 3 x 3m, mật độ 1100 trụ/ha.
  • Trụ sống như lồng mức, vông, keo dậu, gòn….trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m, mật độ 1300 – 1500 trụ/ha.

3.3. Kỹ thuật trồng tiêu trên cây trụ chết:

  • Đối với trụ đúc hoặc trụ gạch xây, việc dựng trụ thực hiện trước khi trồng tiêu khoảng 1 – 1,5 tháng để được các trận mưa to rửa sạch bớt hồ, vữa. Nếu không thì phải tưới trụ.
  • Đào hố trồng tiêu:
    • Đối với trụ đúc và trụ gỗ trồng 2 hom hay 2 bầu tiêu/trụ, có thể đào 1 – 2 hố/trụ để trồng.
    • Đối với trụ gạch đào 6 – 7 hố chung quanh trụ, mép hố cách mép trụ 10 – 15cm. Hố được đào với kích thước 40x40x40cm để trồng 1 hom. Nếu trồng 2 hom/hố, kích thước hố đào là 40x80x40cm. Trộn đều đất mặt với 10 – 15kg phân chuồng, 0,2-0,5kg phân lân, 0,2 – 0,3kg vôi bột và lấp xuống hố. Xử lý đất trong hố trước khi trồng bằng thuốc nấm Mancozeb + Mataxyl và thuốc sâu Mocap. Việc trộn phân lấp hố và xử lý đất trong hố được thực hiện trước khi trồng tiêu trồng tiêu ít nhất là 15 ngày.
  • Làm giàn che nắng và chắn gió: Trước khi trồng tiêu, làm giàn che phía trên và xung quanh bằng  lưới ni lông đen sao cho 70 – 80% ánh sáng tự nhiên đi qua. Nếu không có điều kiện thì chỉ cần che tiêu bằng lá chuối hoặc lá dừa sẵn có.
  • Kỹ thuật trồng:
    • Nếu trồng bằng bầu, xé bầu tiêu nhẹ nhàng tránh vỡ bầu rồi móc hố trồng, đặt bầu vào giữa hố, đặt bầu hơi nghiêng, hướng chồi tiêu về phía trụ, mặt bầu ngang với mặt đất, không trồng âm. Lấp đất, dậm chặt đất chung quanh bầu.
    • Trồng bằng hom dùng hom thân 5 mắt đã ươm ra rễ, đặt hom xiên với đất mặt 450, đầu hom hướng về phía trụ, chôn 3 mắt vào đất, chừa trên mặt đất 2 mắt, dậm chặt đất quanh hom. Trồng tiêu xong phải dùng vật liệu phù hợp như lá dừa, líp cỏ che bổ sung cho hom tiêu mới trồng.
    • Sau 7 – 10 ngày trồng tiêu bằng bầu, 2 – 3 ngày trồng tiêu bằng hom thân nếu trời không mưa phải tưới nước cho dây tiêu.
    • Trồng dặm kịp thời những dây tiêu bị chết và chấm dứt trồng dặm trước khi dứt mưa 1,5 – 2 tháng.

3.4. Kỹ thuật trồng tiêu trên cây trụ sống

  • Cây trụ sống được trồng ngay vào đầu mùa mưa, làm cỏ bón phân thúc cẩn thận. Có thể trồng cây trụ sống 1 – 2 năm trước khi trồng tiêu.
  • Trồng cây trụ tạm: trồng tiêu cùng năm với cây trụ sống bắt buộc phải trồng trụ tạm. Sau khi trồng trụ sống 2 – 3 tháng thì trồng tiêu. Cây trụ tạm được trồng cách cây trụ sống 15 – 20cm. Trụ tạm có đường kính 10 – 15cm, chiều cao tính từ mặt đất 1,5-2m, chất lượng cây trụ tạm tương đối tốt để tiêu có thể leo bám trong vòng 2 năm trước khi cây trụ sống đủ lớn cho tiêu leo bám.
  • Làm dàn che nắng và chắn gió: do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có tác dụng che bóng, cần làm dàn che nắng và chắn gió tương tự tiêu trồng với cây trụ chết.
  • Đào hố trồng tiêu: đào 1 hố hoặc 2 hố 2 bên cây trụ tạm, ở phía xa cây trụ sống, mép hố cách trụ tạm 10 – 15 cm, sao cho tâm hố là vị trí đặt bầu tiêu hay dây tiêu cách cây trụ sống từ 40 – 50cm. Các kỹ thuật về trộn phân lấp hố và trồng tiêu tương tự như tiêu trồng với cây trụ chết.

3.5. Trồng cây đai rừng, cây che bóng

Cây đai rừng: Tiêu trồng theo kiểu nông hộ, diện tích dưới 0,5 ha, chỉ cần trồng 1 hàng muồng đen ở đầu lô chắn hướng gió chính.

Cây che bóng :
  • Tiêu trồng với cây trụ chết như trụ gỗ, bê tông, trụ gạch cần được trồng cây che bóng lâu dài. Cây keo dậu được trồng với khoảng cách 6 x 12m, trồng sát vào vị trí trụ trong vườn tiêu để vừa là trụ cho tiêu leo vừa là cây che bóng.
  • Các vườn tiêu đã trồng trên trụ chết như trụ gỗ, trụ đúc, trụ gạch mà chưa có cây che bóng cần phải được trồng bổ sung cây keo dậu với mật độ 120 – 150 cây/ha.
  • Tiêu trồng với cây trụ sống đã có bóng mát. Chú ý rong tỉa hợp lý cây trụ sống và cây bóng mát.


4. Chăm sóc

4.1. Làm cỏ, buộc dây

Làm sạch cỏ trong gốc tiêu thường xuyên, nhổ cỏ gốc bằng tay, tránh làm tổn thương vùng cổ rễ. Thường xuyên buộc dây tiêu vào trụ.

4.2. Xén tỉa tạo hình cơ bản

Đối với tiêu trồng bằng dây thân:
Sau 1 năm trồng, cắt tạo hình cho tiêu bằng cách cắt ngang toàn bộ dây thân trên trụ, cách gốc tiêu 25 – 30 cm. Cắt tạo hình với mục đích vừa lấy hom nhân giống vừa tạo khung thân dây tiêu trên trụ. Cắt dây tiêu vào các ngày khô ráo, không cắt trong thời gian mưa dầm để hạn chế các loại bệnh hại tiêu. Từ chỗ cắt sẽ mọc lên các dây thân chính. Giữ lại các dây thân khoẻ mạnh phân bố đều chung quanh trụ làm bộ khung chính, vặt bỏ các mầm dây thân còn lại. Số lượng dây thân để làm bộ khung chính phụ thuộc vào kích thước trụ.

  • Trụ sống : 5 - 7 dây thân/trụ
  • Trụ gỗ hay trụ bê tông : 8 – 10 dây thân/trụ
  • Trụ xây gạch: 20 – 30 dây/trụ gạch.


Khi dây tiêu leo lên hết chiều cao trụ thì hãm ngọn và xén tỉa định kỳ.
Nếu không có nhu cầu lấy hom nhân giống thì khi các dây thân ở độ cao 80 – 100cm, có 5 – 6 cành quả/1 dây thân, bấm ngọn lần đầu để kích thích sự phát triển thêm dây thân. Bấm ngọn bằng cách cắt bỏ phần ngọn tiêu mang 1 – 2 cành quả. Sau khi bấm ngọn lần đầu nếu trên trụ tiêu vẫn chưa có đủ số dây thân cần thiết/trụ thì sau khi dây thân mới có từ 3 – 5 cành quả tiếp tục bấm ngọn lần thứ  hai.

Đối với tiêu trồng bằng dây lươn
Tiêu trồng bằng dây lươn phải áp dụng biện pháp đôn dây tiêu vào 12 – 14 tháng sau trồng.
  • Sau khi tiêu leo lên trụ được 1,4 – 1,5 m và các dây tiêu đã phát sinh được 2 – 3 cành quả ở ngọn thì đôn dây xuống. Chỉ đôn các dây tiêu có mang cành quả, cắt bỏ các dây không mang quả.
  • Đào rãnh sâu 15 – 20cm chung quanh trụ tiêu, cách gốc tiêu 20 – 25cm, khoanh phần dây thân đã cắt hết lá vào rãnh, chừa đoạn ngọn dây có mang lá và cành quả buộc áp vào trụ tiêu.
  • Sau đó lấp một lớp đất mỏng để giữ cho khoanh dây được đôn nằm cố định.
  • Sau khi rễ từ đốt của các khoanh dây được đôn nhú ra mới vun gốc bón phân cho tiêu.


4.4. Xén tỉa cho tiêu kinh doanh
  • Tỉa bỏ tất cả các dây thân, dây lươn, cành ác mọc phía dưới gốc tiêu. Cành lá bộ tán tiêu cách mặt đất 10 – 15cm.
  • Tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài bộ tán tiêu, các dây thân mọc quá dài ở đỉnh trụ.
  • Tỉa bỏ các cành còi cọc, sâu bệnh.

5. Bón phân

  • Phân hữu cơ: bón hàng năm với liều lượng 30 – 40m3/ha. Nếu không có phân hữu cơ có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh bón cho vườn tiêu với liều lượng từ 2 – 3kg/trụ/năm
  • Vôi: bón vôi cho vườn tiêu với liều lượng 500kg/ha/năm. Vôi được bón bằng cách tung đều trên mặt đất, chiếu theo tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón cho tiêu.
  • Phân khoáng:


NămKg /ha/nămgr/trụ/năm
UrêSALân VĐKaliUrêSALân VĐKali
Trồng mới
Năm 2
Năm 3
Kinh doanh
150
350
550
750
50
150
250
300
1000
1000
1000
1000
70
170
500
700
75
180
270
370
25
75
120
150
500
500
500
500
35
80
250
350
Bảng 1: Định lượng tạm thời lượng phân bón khoáng cho hồ tiêu

  • Urê và Kali clorua: Năm trồng mới bón 3 – 4 lần, lần đầu sau khi trồng tiêu 1 tháng, sau đó 2 tháng bón 1 lần. Các năm tiếp theo Urê và Kali clorua được bón 5 lần, mùa khô bón 2 lần kết hợp với tưới nước, mùa mưa bón 3 lần: đầu, giữa và cuối mùa mưa. Phân SA bón vào đầu mùa mưa.
  • Phân lân: có thể dùng lân nung chảy hay Super lân. Lân nung chảy bón 1 lần vào đầu mùa mưa, Super lân thì chia làm 2 lần bón: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào giữa mùa mưa.

Nếu dùng phân NPK hỗn hợp thì dùng các loại và liều lượng sau:


Năm tuổiLoạiLiều lượng (kg/trụ)
Năm trồng mới16-16-8 hoặc 20-20-150,2 – 0,3
Năm thứ 216-16-8 hoặc 20-20-150,5 – 0,6
Năm thứ 316-16-8 hoặc 20-20-150,6 – 0,8
Các năm KD15-10-15 hoặc 16-8-161,3 -1,5
Bảng 2: Loại và liều lượng NPK hỗn hợp bón cho tiêu

  • Phân bón lá: sử dụng các loại phân bón lá bổ sung vi lượng như  Zn, Bo sẽ  làm giảm tỷ lệ rụng gié quả. Phân bón lá được phun 2 – 3 lần trong mùa mưa.


6. Tưới nước và thoát nước
  • Tiêu trồng mới và kiến thiết cơ bản: tưới suốt mùa khô cho đến khi có mưa theo chu kỳ trên. Trong năm trồng mới, nếu mùa mưa gặp hạn dài cũng phải tưới nước cho tiêu.
  • Tiêu kinh doanh: tưới vào mùa khô khi cây đang nuôi quả, sau khi thu hoạch xong ngừng tưới nước.

Loại vườnĐất Bazan
Lượng nước (lít/trụ)Chu kỳ (ngày)
Tiêu trồng mới30-407-10
Tiêu kiến thiết cơ bản60-8010-15
Tiêu kinh doanh100-12020-25


Mùa mưa, vườn tiêu phải được thoát nước tốt vào các rãnh, mương tiêu nước trong lô. Vun gốc tiêu, không cho nước đọng ở gốc.


  • Tủ gốc mùa khô: dùng rơm rạ hoặc các loại tàn dư thực vật khác như vỏ ngô, dây đậu, cỏ rác cây phân xanh, đậu đỗ …. Lượng rơm tủ từ 5 – 10 kg khô/trụ.

7. Phòng trừ sâu bệnh


  • Trồng cây che bóng cho vườn tiêu hoặc trồng tiêu trên trụ sống
  • Bồi dưỡng phân hữu cơ hàng năm.
  • Thoát nước tốt, không để vườn tiêu bị úng, đọng nước trong mùa mưa.
  • Hạn chế xới xáo trong vườn tiêu.
  • Vệ sinh đồng ruộng tốt.
  • Hạn chế sử dụng thuốc BVTV
  • Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và phòng trừ  sâu bệnh kịp thời.
  • Ngoài các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh vừa nêu khi thấy có sâu bệnh thì  xử lý như sau
  • Các đối tượng sâu bệnh hại chính trên lá.

7.1. Bệnh vàng lá chết chậm (tuyến trùng Meloidogyne incognita, Pratylenchus sp phối hợp với các loại nấm như Fusarium solani,, Rhizoctonia solani)


  • Triệu chứng: cây vàng từ từ, sinh trưởng kém hoặc ngừng sinh trưởng, rễ tiêu có nốt sưng, nếu nặng thì thối đen và chết, hệ thống rễ giảm.


  • Xử lý: đào, đốt các cây bị bệnh nặng. Xử lý các cây vừa chớm bệnh và các cây xung quanh vùng bệnh bằng một trong các loại thuốc sau: Vimoca 20 ND, Marshal 200 SC, Oncol 20 EC (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ); Nokaph, Marshal 5 G, Oncol 5 G (30-50g/trụ). Nên kết hợp với một trong các loại thuốc trừ nấm sau:   Viben C 50 BTN,  Bendazol 50 WP (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ). Tưới hoặc rải thuốc   2 – 3 lần, cách nhau 1 tháng.

7.2. Bệnh chết nhanh (nấm Phytophthora sp)


  • Triệu chứng: cây đang xanh tốt, lá úa vàng, héo rũ, chết khô cùng với dây trên cây. Phần thân ngầm tiếp giáp với mặt đất bị thối đen.
  • Xử lý: phòng trừ bằng cách phun dung dịch  Bordeaux 1% lên lá và tưới vào gốc (2 lít dung dịch/trụ), 3 – 4 lần trong mùa mưa, cách nhau 1 tháng. Đào, đốt kịp thời các cây bệnh nặng. Xử lý các cây chớm bệnh và các cây xung quanh vùng bệnh bằng một trong các loại thuốc sau: Aliette  80WP, Ridomil MZ 72 BHN, Mataxyl 25 WP (0,3%, 3 – 5 lít dung dịch/trụ), phun lên lá và tưới vào đất 2 – 3 lần, cách nhau 1 tháng.

7.3. Rệp sáp hại rễ (Pseudococcus citri)

- Triệu chứng: cây chuyển vàng từ từ, sinh trưởng kém và bị nặng thì ngừng phát triển. Bới phần thân ngầm và rễ thì thấy rệp sáp trắng bám vào. Cây bị nặng rệp sáp tạo thành măng sông làm rễ tiêu xù xì, phồng to lên, bên trong lớp măng xông rất nhiều rệp sáp.
- Xử lý: đào, đốt các cây bị hại nặng. Tưới vào gốc các cây bị rệp nhẹ bằng một trong các loại thuốc Bi 58 40 EC, Ofatox 400 EC, Subatox 75 EC (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ), tưới 2 lần cách nhau 1 tháng, nên kết hợp với 1% dầu lửa.


7.4. Bệnh xoăn lùn hay tiêu điên (do virus, lá xoăn, nhỏ, ngọn rụt lại)


  • Triệu chứng: cây bị bệnh có lá nhỏ, cong queo, mất diệp lục, thường xuất hiện ở các lá non. Cây cằn cỗi, chậm phát triển hoặc không phát triển, năng suất thấp.
  • Xử lý: để phòng bệnh này không lấy giống từ các vườn có cây bị bệnh virus. Khi cây đã bị bệnh thì không thể cứu chữa, cần nhổ và hủy bỏ cây bệnh để hạn chế sự lây lan. Phun thuốc trừ rầy, rệp như Bassa 50EC (0,1%) hay Vibasa 50ND (0,2%), Suprathion 40EC (0,2%), Supracide 40EC (0,2%), Subatox 75EC (0,2%) để diệt côn trùng môi giới.

Ngoài ra còn có một số các loại sâu bệnh khác ít nguy hiểm hơn là:


7.5. Các loại rầy, rệp hại lá, đọt non, bông tiêu:


  • Rệp muội, bọ xít lưới, rầy xanh: dùng một trong các loại thuốc sau: Bi 58 40 EC, Ofatox 400 EC, Subatox 75 EC (0,3%) phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày.
  • Rệp sáp hại lá, hại chùm quả: dùng một trong các loại thuốc sau: Suprathion 40 EC, Supracid 40 EC, Pirinex 20 EC, Subatox 75 EC (0,3%) phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày.

7.6. Các bệnh hại lá như bệnh thán thư, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh đốm rong trên lá: 

Dùng một trong các loại thuốc sau: Best Havest 15SC; Tilt 250 EC; Viben C 50 BTN (0,2%), phun 2-3 lần, cách  nhau 1 tháng.

8. Thu hoạch

Thu hoạch tiêu kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4 tùy vùng. 
Vùng Bắc Trung Bộ thu tháng 5 - 7; 
Nam Trung Bộ thu tháng 3 - 5; 
Tây Nguyên thu tháng 2 - 4;
và Đông Nam Bộ thu tháng 1 - 3 ;

Khi thu hoạch tiêu cần hạn chế tác động mạnh đến cành quả (giựt mạnh làm gãy cành, bong tróc rễ bám…) sẽ làm giảm năng suất cho vụ sau. Tiêu được chế biến thành hai dạng sản phẩm là tiêu đen và tiêu trắng (tiêu sọ). Nếu chế biến tiêu đen thì thu khi quả chín lác đác và các quả còn lại đã già chắc, còn nếu chế biến tiêu sọ thì thu hoạch khi tiêu chín hoàn toàn.

Theo kalix.com.vn
Read more ...

Tuesday, January 14, 2014

Từng bước nâng cao giá trị gia tăng

lua1140114.jpg

Trong bối cảnh tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng giảm kéo theo giá nông sản giảm nhưng tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành Nông nghiệp vẫn đạt 2,67%, tương đương mức tăng của năm 2012 là 2,68%. Đáng chú ý, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2013 đạt 27,5 tỉ USD, tăng 0,7% so năm 2012 với thặng dư thương mại hơn 8,5 tỉ USD là những tín hiệu đáng mừng của ngành Nông nghiệp trong quá trình đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản, tiến tới từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KHÁ
Nhìn lại một năm cho thấy, năm 2013, ngành Nông nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cho tiêu thụ nông sản cả xuất khẩu và trong nước. Vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, lãi suất vốn vay mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn cao đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và các chi phí vật tư đầu vào tăng cao... nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được sự tăng trưởng khá góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Toàn ngành đã tích cực thực hiện quyết liệt, đồng bộ Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về những giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, triển khai thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013.
Tại cuộc họp tổng kết toàn ngành năm 2013, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Ngành Nông nghiệp tuy đạt được mức tăng trưởng khá nhưng tính bền vững chưa cao và tính chung cả năm vẫn trong xu hướng chậm dần. Các giải pháp tiêu thụ nông sản chưa thật sự căn cơ, chiến lược, mới chỉ là các giải pháp tình thế, ngắn hạn. Đây vẫn là “điểm nghẽn” cản trở sự tăng trưởng của ngành. Sản lượng nhiều loại nông sản đã dần tăng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 49,3 triệu tấn, tăng 558.500 tấn so với năm 2012. Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Diện tích cà phê đạt 635,2 nghìn ha, sản lượng đạt 1,3 tỉ tấn, tăng 2,3%; cao su đạt 974.000ha, sản lượng đạt 934.500 tấn, tăng 8,2%; diện tích chè đạt 130.000ha, sản lượng đạt 935.000 tấn, tăng 1,3%. Riêng diện tích điều vẫn có xu hướng giảm.
Đối với thủy sản, tổng sản lượng cả năm tuy tăng, nhưng hoạt động nuôi trồng có những diễn biến trái chiều khi đầu năm, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các thị trường chính (EU và Hoa Kỳ) bị sụt giảm mạnh, đặc biệt là giá cá tra và cuối năm mới có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản, xuất khẩu cá tra khó tiêu thụ hàng hóa, tồn kho và nợ đọng kéo dài nên giảm thu mua cá nguyên liệu, người nuôi bị thua lỗ, bỏ nuôi khá nhiều. 

THÁO GỠ KHÓ KHĂN, HỖ TRỢ SẢN XUẤT
Cùng với sản xuất, chăn nuôi tiếp tục là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn do giá bán sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, giá các loại thức ăn biến động tăng ở mức cao và sự cạnh tranh của hàng nhập lậu nên hàng tồn kho lớn. Doanh nghiệp và người chăn nuôi bị thua lỗ, giảm đầu tư. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ và chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn tình trạng nhập lậu nên đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Trong khi đó, công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh cũng được tăng cường, không để xảy ra dịch bệnh trên phạm vi lớn, nhờ đó, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá bán các sản phẩm có xu hướng tăng.
Trước thực tế này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, đưa ra các giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn kịp thời để thúc đẩy sản xuất. Cùng đó là các chính sách hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc, thiết bị bảo quản, tăng hiệu quả và tính bền vững trong hoạt động khai thác hải sản. Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản tiếp tục được ban hành và triển khai thực hiện. Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản tiếp tục được thực hiện. Hỗ trợ tiêu thụ để đảm bảo lợi ích cho người nông dân như chính sách hỗ trợ lãi suất tạm trữ, khoanh nợ, giãn nợ… Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để mua máy, thiết bị chế biến, giảm tổn thất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng.
Các chính sách trên đã thực sự phát huy hiệu quả, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, doanh nghiệp góp phần giảm chi phí, giảm thất thoát trong thu hoạch bảo quản và chế biến, nâng cao hiệu quả. Trong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, tính đến tháng 10/2013, đã có 15 tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách hỗ trợ với số dư nợ cho vay gần 2.000 tỉ đồng.
ĐỔI MỚI “BỘ MẶT” NÔNG THÔN
Trong năm 2013, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung chỉ đạo sâu sát và ưu tiên nguồn lực đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (gọi tắt là Chương trình), làm thay đổi “bộ mặt” nông thôn. Theo đó, bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình từ Trung ương đến các địa phương được củng cố, hoạt động tích cực, chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể nên những khó khăn, vướng mắc dần được tháo gỡ. Nhiều địa phương, công tác chỉ đạo, kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Nghị quyết 26) và xây dựng nông thôn mới đã trở thành chương trình công tác thường xuyên của cấp ủy và HĐND các cấp.
Tính đến cuối năm 2013, tỉ lệ các xã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới đạt 93%; có 7.995 trên tổng số 9.084 xã phê duyệt xong đề án Xây dựng nông thôn mới. Tổng vốn huy động xã hội cho Chương trình được 41.365 tỉ đồng; trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.680 tỉ đồng, ngân sách địa phương là 12.594 tỉ đồng, vốn tín dụng là 15.152 tỉ đồng, vốn của doanh nghiệp và cộng đồng là 11.939 tỉ đồng. Nhiều địa phương đã có cách làm hay, chính sách tốt trong việc lồng ghép và huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới .
Đặc biệt, thông qua Chương trình đã có trên 7.000 mô hình sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Nổi bật trong phát triển sản xuất ở các địa phương là việc dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa ở hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, “cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp” ở các tỉnh phía Nam. Một số tỉnh, thành phố bước đầu quan tâm chỉ đạo hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị; gắn kết nông dân với doanh nghiệp để hình thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ…

HOÀNG LINH -  (TTXVN)
Read more ...

Thursday, January 9, 2014

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ HAY HỮU CƠ HÓA NÔNG NGHIỆP

TÓM TẮT 

Trên  quan  điểm  so  sánh  những  ưu  và  nhược  điểm  của  nền  nông  nghiệp  hữu  cơ  và  nông nghiệp hóa học để  có cách lựa chọn nên ưu tiên loại  hình nào cho phù hợp với thực trạng một nền kinh tế  nông nghiệp của đất nước. Tác giả  cho rằng nông nghiệp hữu cơ  thực chất là cốt lõi của nền nông nghiệp truyền thống nhưng có hỗ  trợ  của các yếu tố  kỹ  thuật tiên tiến của nhiều ngành khoa học nên có tiến bộ  hơn nền nông nghiệp truyền thống. Kể  từ  khi xuất hiện mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ  vào năm 1940, cho đến nay về  diện tích mới chỉ  đạt được khoảng 1-2% tổng số  diện tích canh tác của toàn thế  giới và cũng mới cung cấp cho khách hàng khoảng 1% sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. 

Ở  Việt Nam, các mô hình nông nghiệp hữu cơ  mới được xuất hiện gần đây với diện tích và sản phẩm thu được còn quá khiêm tốn. Trong lúc đó phần lớn khách hàng thế giới và trong nước đang cần sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn GAP, kể  cả VietGAP hay GlobalGAP. Mặt khác do thực tiễn ở Việt Nam có trên 70% dân số là nông dân, nhưng bình quân ruộng đất trên từng hộ rất ít  ỏi, họ  vừa cần cả  năng suất cao và giá cảhợp lý, vì vậy, tác giả  đề  xuất quan điểm vừa ứng dụng  nền  nông nghiệp  hữu cơ,  vừa phải ưu tiên  nền  nông  nghiệp hóa học. Nhưng chỉ   nên tập trung áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ  trên m ột số  chủng loại cây trồng nhạy cảm, dễ  bị  ô nhiễm các loại nông dược. Ưu tiên phần lớn diện tích giành cho áp dụng sản xuất nông nghiệp hóa học  theo tiêu chuẩn GAP, trong đó khuyến khích sử  dụng các loại phân bón hữu cơ  làm cơ sở để  mở rộng phạm vi nền nông nghiệp hữu cơ cho các thập kỷ tới. 

PHÉP SO SÁNH 

1. Lịch sử hình thành nền nông nghiệp hữu cơ

Theo định nghĩa  hiện  nay thì  nông  nghiệp  hữu cơ  thực chất  là gói kỹ  thuật của  nền  nông nghiệp truyền thống được hình thành từ  khi con người biết kỹ  thuật trồng trọt và chăn nuôi gia súc để sinh sống và tồn tại cho đến trước khi nền công nghiệp phân bón hóa học ra đời. Tính trên phạm vi thế  giới thì lấy  mốc khoảng năm 1913 (Ecomart.vn/home) khi thế  giới bắt đầu tổng hợp được đạm NH3, dần dần nông nghiệp hữu cơ nhường chỗ  cho nền nông nghiệp hóa học hóa vào giữa thế  kỷ  XX. Ở  Việt Nam có thể  kể  đến tháng 6 năm 1962, khi mẻ  phân super lân Lâm Thao đầu tiên  ra đời (ở  miền Bắc)  và cũng dần dần  nhường chỗ  cho nền  nông  nghiệp  hóa học  hóa muộn hơn, đặc biệt là từ khi nước ta được mở cửa nhìn ra thế giới, đó là những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. 

2. Ưu và nhược điểm của nông nghiệp hữu cơ là gì? 

2.1- Ưu điểm của nông nghiệp hữu cơ

Ưu việt của nền nông nghiệp hữu cơlà các loại vật tư  sử  dụng cho trồng trọt, chăn nuôi đều xuất phát từ thiên nhiên, l ấy của thiên nhiên rồi trả  l ại cho thiên nhiên nên sản phẩm làm ra rất an toàn cho người và gia súc cũng như  môi trường sống. Chất lượng sản phẩm lại có mùi vị  ngon hơn, bảo quản dễ  dàng và lâu hơn, mẫu mã cũng đẹp mắt hơn, phù hợp với thị  hiếu của người tiêu dùng rộng rãi hiện nay. 

Các loại phân bón chủ  yếu từ  nguồn hữu cơ  là các phế  phụ  phẩm nông nghiệp, các rác thải sinh hoạt, các loại phân xanh, bùn ao, các lo ại chất thải của gia súc, gia cầm đều có chứa hàm lượng hữu cơ  cao, tỷ  lệ  các chất dinh dưỡng tuy thấp nhưng khá cân đối nên khi sử dụng lâu ngày có thể  làm cải thiện cấu trúc của đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất làm cho đất trồng trọt được bảo vệ  tốt hơn. Đất và nước không bị  ô nhiễm các kim loại năng, hay dư thừa đạm nitrat (N03-). Không làm  ảnh hưởng đến khu hệ  vi sinh vật đất cũng như  các động vật hay côn trùng có lợi. Vì vậy, đất thực sự  được gọi là m ột vật thể  sống để  đảm bảo có một nền nông nghiệp bền vững. 

2.2- Những bất cập của nông nghiệp hữu cơ

Cây trồng muốn có năng suất cao, ngoài yếu tố  khí hậu, thời ti ết, cần được cung cấp đầy đủ, đúng chủng loại và và đúng lúc các chất dinh dưỡng (các loại khoáng). Nếu thiếu hay thừa một chất nào đó thì đều có ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của cây (Achim Dobermann, 2000). 

Ngày nay các nước có hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của họ đều sử dụng các giống mang gen di truyền cho năng suất cao đều có nhu cầu sử  dụng lượng chất dinh dưỡng khá cao và thời gian đòi hỏi được cung cấp dinh dưỡng giữa các thời kỳ  sinh trưởng rất gần nhau, do đó càng cần có các loại phân chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. 

Ví dụ, m ột ruộng lúa ngắn ngày, thấp cây để  đạt được mức bình quân năng suất 5-6 tấn thóc khô/ha, thường phải bón thêm m ột lượng phân khoáng hay phối hợp với phân hữu cơ tương đương từ 80-120 kg N+ 30-60 kg P205+ 20-70 kg K20/ha (tính chung cho nhiều loại đất). Đối với ngô để  có năng suất 5-6 tấn ngô hạt cũng cần cung cấp khoảng 120-160 kgN + 50-90 kg P205+ 90-120 kg K20/ha. Với cà phê
để có năng suất cà phê nhân bình quân đạt 3,5-4 tấn cần cung cấp khoảng 300-360 kg N+ 90-120 kg P205+ 250-360 kg K20/ha (Trương Hồng, 1999). 

Với cây tiêu số  liệu  này còn cao hơn nhiều (Đỗ Trung Bình, 2012).Trong lúc đó nguyên liệu đầu vào của ác loại phân chuồng (lợn, bò, gà) thì  hàm  lượng N trung  bình  với phân  lợn (heo) khoảng 0,7-1% N, 0,2-,3% P205  và 0,5-0,7% K20. Phân bò có chứa khoảng 0,4%-0,6N, 0,1-0,2% P205  và 0,4-0,6% K20 A.Dobermann, 2000, tính theo trọng  lượng tươi). Với phân gà  hàm  lượng  các chất này  có cao hơn nhưng số  lượng thường ít. Còn trong rơm rạ  lúa chỉ  chứa khoảng: 0,4%N, 0,2% P205  và 2,1% K20 (Lê văn Căn, 1978,  tính  theo  chất  khô).  Với  hàm  lượng  dinh  dưỡng  trong  phân  và  rơm  rạ  như  vậy, nhưng không phải số  lượng dinh dưỡng này bón vào đất là có thể  cung cấp cho cây ngay mà tỷ  lệ  sử dụng cho cây rất thấp và rất chậm (khoảng 20-30%). Vì vậy người ta phải bón số  lượng nhiều, nếu  bón  ít  thì không  đủ  dinh  dưỡng.  

Trường  hợp  lúa  hè  thu  trồng  trên  đất  sông  Hồng  ở  Bắc Giang, 6 vụ  liên tục từ 1996-2001, bón nền phân khoáng 90N + 60P205 + 90 K20 + 200 kg Ca0 + 40 kg Mg 0  + 33 kg S/ha và nếu hàng năm bón bổ  sung 10 tấn phân chuồng, bình quân 6 vụ  cho năng suất 4,60 tấn. Nhưng cũng bổ sung 10 tấn phân chuồng mà không bón N thì bình quân năng suất chỉ có 3,34 tấn/ha, giảm 27,43% năng suất so với nền có bón N (90N). Công thức có bón bổsung 10 tấn phân chuồng sau 6 năm, năng suất tăng hơn năm đầu là 68%. Còn nếu hàng năm vẫn bón bổ  sung 10 tấn phân chuồng nhưng không bón đạm thì sau 6 năm năng suất chỉ  tăng hơn năm đầu có 43%, hay kém hơn nền có bón 90N là 34,5%. (Nguyễn Văn Bộ  và CTV, 2001). 

Nhưvậy, muốn có năng suất cao phải cần bón lượng phân chuồng nhiều hơn mức 20 tấn/ha. Đó là điều rất trở  ngại. Trong thực tế  nghề  trồng rau  ở  Việt Nam,  lượng phân  hửu cơ  bón khá  cao, nhưng vẫn chỉ  dùng làm nền, nông dân vẫn phải bón lượng N, P, K khá cao. Ví dụ, với cây cà chua,  ngoài khuyến cáo bón 30-35 tấn phân  chuồng/ha còn  bón 100-130kg  N, 80-100 P205  và 100-120 K20/ha. (Phương Anh và người khác, 1996). Đã có thí nghiệm bón phân hữu cơ, liều 20 tấn/ha cho lúa so sánh với nền bón 100% là phân hóa học và nền 50% phân hóa học phối hợp với 50% phân chuồng thì cho thấy công  thức bón 50% phân hóa học với 50% dinh dưỡng từ  phân chuồng cho năng suất tương đương với nền bón 100% phân hóa học, nền bón 100% phân chuồng (20 tấn/ha) cho năng suất thấp nhất. (Kỷ  yếu khoa học, Viện KHNNVN, Hà Nội, 1968). Một số mô hình nông nghiệp hữu  cơ làm trên rau  ở  Miền Bắc, ngay vụ  đầu đã cho năng suất cao, thực chất có đóng góp rất l ớn của hiệu lực tồn dư do nhiều năm bón phân hóa học số  lượng nhiều tích lũy lại. 

Một trong số nhược điểm khác là canh tác nông nghiệp hữu cơ khá tốn lao động sử dụng vào công làm cỏ, bón phân, chăm sóc, hơn nữa lượng chất hữu cơ  chế  biến phân bằng thủ  công vẫn còn có hạn. Ví dụ, phải cần đến số  lượng rơm rạ  khoảng 4-5 ha lúa để  có thể  chế  ra được 20-30 tấn phân ủ  với phân gia súc  ruộng lúa đạt 5 tấn thóc cho khoảng 5 tấn rơm rạ). Nếu bón liều 25-30 tấn phân hữu cơ/ha công lao động dành cho chế  biến và mang vác ra ruộng sẽ  tốn nhiều hơn sử  dụng phân hóa học. Muốn tinh giảm  lao động phải có công nghệ  chế  biến phân hữu cơ  sinh học hay hữu cơ  vi sinh công nghiệp với quy  mô lớn. Đã có thí nghiệm gần đây thực hiện trên cây hồ  tiêu, sử  dụng nền 100 kg N+ 150 Kg P205+ 225 kg K20, phối hợp với 20 tấn phân bò so với bón bổsung 3-4 tấn phân hữu cơ  vi sinh thì năng suất tiêu thu được giữa 2 nền ngang nhau (ĐỗTrung Bình, 2012). 

Nước ta đã có lúc đầu tư nhà máy chế  biến rác thải khá quy mô  ở Thành phốHồ  Chí Minh, hợp tác với Đan Mạch, xây dựng  ở  Hóc Môn, sau vài năm vận hành đã phải đóng cửa, lý do chính là giá thành cao, khách hàng không chấp nhận. Chính vì vậy dù nhiều thành phố đã từng xây dựng dự  án xây dựng nhà máy chế  biến rác thải nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cấp bách của dân sinh, tuy nhiên hầu hết các thành phố  lớn hiện  nay vẫn áp dụng quy trình chôn rác là chủ  yếu. 

3. Ưu và nhược của phân hóa học 

3.1-Ưu điểm

Do nhiều loại phân hóa học có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, và có đặc tính tan nhanh vào môi trường sau khi bón, nên cây trồng được bón phân hóa học thường sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao, số lượng bón ít nên giảm được công lao động. Ngày nay công nghệ  chế  phân trộn và phân phức hợp ra đời, phân l ại chứa đủ  các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây nên đã đơn giản hóa việc bón phân cho người sử  dụng. Nhờ  có phân hóa học mà năng suất cũng như sản lượng mọi loại cây trồng trên thế  giới đều tăng rất cao so  với canh tác theo gói nông nghiệp hữu cơ cổ truyền. 

Từ khi có cuộc cách mạng hóa học trong nông nghiệp, nhiều nước trên thế giới đã thoát khỏi nạn thiếu lương thực, thực phẩm triền miên, nay nhiều nước đã có dư  thừa lương thực và thực phẩm bán ra trên thế giới. 

3.2- Nhược điểm của phân hóa học

Do trình  độ  nhận thức  về  tác dụng  của phân  hóa học còn  bị  hạn  chế  và do tính tác dụng nhanh và tạo ra màu xanh đẹp mắt của phân đạm mà khuynh hướng lạm dụng phân đạm trở  nên phổ  biến nên dẫn đến tác hại bón quá nhiều, quá mất cân đối, đã làm tăng  khả  năng hấp dẫn sâu bệnh đến phá hại cây trồng, do đó vừa làm cho việc sử  dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng gia tăng, dẫn đến tốn nhiều chi phí, giết hại nhiều thiên địch, làm cho hệ  sinh thái côn trùng bị  phá vỡ  vừa làm cho nông sản kém an toàn, sức khỏe của người và gia súc bị  suy giảm và môi trường dễ  bị  ô nhiễm.  

Một số trường hợp lạm dụng phân hóa học và không chú ý kết hợp bón chất hữu cơ  lâu ngày đã gây cho môi trường đất có xu hướng bị  suy thoái (chất hữu cơ  bị  giảm, kết cấu đất rời rạc hơn, đất có xu hướng chua thêm, một số  chất dinh dưỡng bị  cạn kiệt, hệ  vi sinh vật có lợi bị   suy giảm, ngược lại các vi sinh vật gây hại có xu hướng gia tăng). 

Tuy nhiên, khi nhận biết được ưu và nhược điểm của phân hóa học thì chúng ta hoàn toàn có thể  có biện pháp khắc phục để  sử  dụng phân hóa học một cách hài hòa nhằm giảm thiểu những nhược điểm của nó đồng thời phát huy được tính ưu việt để  phục vụ  nền nông nghiệp được phát tri ển bền vững. Để  thực hiện được mục triêu này,  trước hết con người không nên có ý thức phủ định vai trò của phân hóa học trong nền nông nghiệp hiện đại, không nên quay lưng lại với phân hóa học và cũng không nên có thái độ  bài xích phân hóa học, một loại vật tư  mà trong hơn nửa thế  kỷ  vừa qua đã có công góp phần cứu  nhân  loại thoát khỏi nạn đói kém. Mặt khác ta cũng không nên có thái độ  một chiều, thái độ quá tả, chỉ nhìn thấy mặt ưu việt của nông nghiệp hữu cơ mà không thấy được mặt hạn chế của nó. 

SỰ LỰA CHỌN 

Dựa trên ưu và nhược của nông nghiệp hữu  cơ và nông nghiệp hóa học đã nêu, câu hỏi đặt ra trong hoàn cảnh cụ  thể  của Việt Nam hiện nay và cả  trong tương lai thì nên theo con  đường NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ  hay HỮU CƠ  HÓA  NÔNG NGHIỆP. Và nếu sản  xuất theo nông nghiệp hữu cơ thì nên thực hiện đến mức nào, trên đối tượng nào và cho thị   trường nào, câu trả lời là: thực hiện cả  nông nghiệp hữu cơ và NNHH, nhưng  cần thực hiện HỮU CƠ  HÓA NÔNG NGHIỆP 

1. Tại sao chúng ta cần áp dụng sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ? 

Xét tính ưu việt của nông nghiệp hữu cơ và nhu cầu của khách hàng trên thị   trường thì nước ta cũng cần tham gia sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ, nhưng do những hạn chế  như đã nêu, trong lúc Việt Nam còn phải dựa vào nông nghiệp để  đi lên và cũng nhờ  vào nông nghiệp để  tồn tại. Nông dân đang sống chủ  yếu vào nông nghiệp, họ  vừa cần có năng suất cao, vừa có giá bán hợp lý, trong lúc diện tích canh tác rất ít  ỏi, chưa nói đến nông nghiệp hữu cơ, những nhà nông sản xuất rau sạch, giá thành cao, bán không có lời bằng sản xuất theo nông nghiệp hóa học, vì vậy họ chưa mặn mà với nên nông nghiệp hữu cơ (vì chưa có thị  trường hấp dẫn). Do đó, ở nước ta vẫn cần khuyến khích áp dụng gói nông nghiệp hữu cơ, nhưng đối tượng áp dụng có thể  chỉ nên giới hạn với các cây trồng sau: 

1.1-  Về  trồng trọt, thực hiện trên  những cây rau ăn lá, rau ăn quả  tươi, rau gia vị , cây làm thuốc. Những loại cây này nông dân trồng trên diện tích nhỏ, có thể có đủ phân bón hữu cơ để sử dụng với số  lượng đủ để  đạt được năng suất cao  ở  mức chấp nhận được và cũng dễ  khống chế sâu bệnh, dị ch hại hơn. Mặt khác đây là loại sản phẩm ăn tươi nếu bị  ô nhiễm thì người tiêu dùng dễ  bị  ngộ độc hơn. Trên cơ sở  những cây đã nêu, có thể  mở rộng đến các cây làm thức uống nhưcác loại chè, cây ăn quả  dễ  bị  sâu bệnh phá hại như  nho, dâu tây hay một số  cây ăn quả  khác tùy điều kiện cụ thể. 

1.2- Về chăn nuôi áp dụng cho các loại gia cầm, thủy cầm. 

1.3- Về thủy sản: Tùy khả  năng và yêu cầu của khách hàng để quyết định. 

2. Tại sao phải tiếp tục phát triển nền nền nông nghiệp hóa học nhưng cần HỮU CƠ HÓA NÔNG NGHIỆP 

Đây là loại kỹ  thuật cần được mở  rộng và chiếm diện tích lớn nhất, lý do chính là thế  giới đang  có  nhu  cầu  sản  phẩm  từ  kỹ  thuật thực  hành  nông  nghiệp  tốt theo tiêu  chuẩn  GAP.  Tiêu chuẩn  GAP  không  cấm  sử  dụng  các  sản  phẩm  có  nguồn  gốc  hóa  học  mà  sử  dụng  tiêu  chuẩn khống chế các tồn dư của hóa chất ở giới hạn tối thiểu (MRL). Với tiêu chuẩn này trọng 6-7 năm vừa qua, nước ta đã tạo được nhiều mô hình từ  rau, quả  cho đến thóc gạo, các sản phẩm từ  cây công nghiệp và đã  được chứng nhận đạt tiêu chuẩn  VietGAP hay GlobalGAP. Thực tế  từ  1989 cho đến nay, Việt Nam xuất khẩu hơn 140 triệu tấn gạo chỉ  có một m ẻ khoảng vài chục ngàn tấn bị  xem xét vì chất Acetamiprid vượt quá 0,1 ppm hay chất Orysastrobin vượt quá 0,2 ppm, còn lại  đều  được  khách  hàng  đón  nhận  (Mai  Văn  Quy ền,  2009).  Với  m ột  số  sản  phẩm  khác  như thanh long có bị  trục trặc hoặc do chiếu xạ  chưa đạt, hoặc do ruồi đục hay mẫu mã chưa đạt nên bị  từ chối. 

Về thủy sản: có một số trường hợp dư  lượng kháng sinh cao, dư  lượng chất bảo quản cao là chủyếu  do công đoạn chế  biến, bảo quản chứ  không phải do công đoạn sản xuất tạo ra. Các sản phẩm tiêu thụ  nội địa như  một số  rau ăn lá bao gồm cải bẹ, cải ngọt, rau muống có bị  ô nhiễm thuốc sâu và cũng có gây ngộ  độc cho người tiêu dùng. Phần lớn ngộ  độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân khác mang lại như để  thực phẩm bị  ôi, thối, thực phẩm đã bị  lên men hay quá hạn dùng mà vẫn tiếp tục sử  dụng. Các vụng  ộ  độc ở  các bữa tiệc hay nhà ăn tập thể  phần lớn xảy ra do thức ăn không bảo đảm vệ  sinh chứ  không phải do công  đoạn từ trồng trọt mang lại mà nhiều vụng ộ độc là do công đoạn chế  biến và bảo quản gây ra. 

Về  môi trường đất:  nghiên cứu của Nguyễn Đức Thuận và cộng sự  (2009)  ở  huyện Tháp Mười, Đồng Tháp trên đất trồng lúa 2 vụ  không có đê bao, 3 vụ  có đê bao hở  và 3  vụ  có đê bao kín,sử  dụng lượng phân hóa học liều cao, kết hợp phun thuốc trừ  sâu theo kỹ  thuật của nông dân thì  đều thấy  về  thành phần  nông  hóa trong đất có xu hướng gia tăng,  hàm  lượng  hữu cơ  tăng trong lúc đó năng suất lúa vẫn tăng đều (Nguyễn Đức Thuận  và cộng sự  2009). 

Một nghiên cứu khác trên đất cà phê của Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây nguyên, sau 30 năm trồng cà phê liên tục, đất hàng năm được vùi thêm tồn dư thực vật, bón phân khoáng liều cao, liên tục, thì thành phần nông hóa đều tăng dần, hàm lượng chất hữu cơ  cũng tăng dần, đồng thời hàm lượng S dễ  tiêu tăng lên do bón liên tục phân có chứa S cao nhiều năm mang lại, ngược lại, hàm lượng Ca trao đổi bị   giảm sút (Tôn Nữ  Tuấn Nam, 2013). Đứng trên phạm vi vĩ  mô để  xem xét thì một số  đất dốc, đất xám do chế  độ  canh tác theo kiểu bóc lột đất và thi ếu biện pháp chống xói mòn đất thì  ở  đấy có hiện tượng đất bị   suy thoái. Còn tuyệt đại đa số  các vùng đất có độ  dốc thấp dùng trồng cà phê, cao su, tiêu hay cây lương thực, thực phẩm thì môi trường  đất sau nhiều năm dùng phân hóa học vẫn được bảo vệ  tốt, chỉ   cần đất được bón bổ  sung phân hữu cơ  hay ít ra là vùi lại cho đất m ột số  tàn dư  thực vật (Trương Hồng, 2013, Tôn nữ  Tuấn Nam, 2013). Với đất lúa ngập nước chỉ  cần để  lại gốc rạ  hay thậm chí thu hết rạ  thì hàm lượng hữu cơ  vẫn không bịsuy giảm, kể cả thí nghiệm lấy hết rạ ra khỏi ruộng sau 25 năm, (150 vụ) (Buresh và ctv, 2012). 

Ngày  nay các công ty đưa công  nghệ  chế  biến  NPK có chứa đầy đủ  các chất trung và  vi lượng, bón liều vừa phải, có bổ  sung phân hữu cơ đã hạn chế  hoặc làm mất hẳn tình trạng bón phân hóa học mất cân đối hay liều cao, và vừa mang lại năng suất cao, chất lượng nông sản an toàn, đạt tiêu chuẩn GAP. Các loại phân NPK của Đầu Trâu đều đạt được tiêu chuẩn như  vậy, do đó phân NPK Đầu Trâu được Cục Trồng trọt, BộNN& PTNT khuyến cáo sử  dụng cho các loại cánh đồng mẫu lớn (Mai Văn Quyền, 2013).

LỜI KẾT 

1  Cần áp dụng nông nghiệp hữu cơ vì tính chất ưu việt của nó, thể  hiện  ở  chất lượng  sản phẩm và độ  an toàn của môi trường sống, tuy nhiên do khách hàng còn hạn chế  nên cần có bước đi vững chắc. 

2 Cần tiếp tục thực hiện nền nông nghiệp hóa học, vì thực trạng nông dân Việt Nam có bình quân diện tích quá nhỏ, thực hiện nông nghiệp hóa học sẽ dễ có năng suất cao. Nhưng cần hữu cơ  hóa nông nghiệp là để khuyến khích nhà nông tận dụng các loại phân hữu cơ  bón cho cây. Khi lượng phân hữu cơ  tăng thì góp phần giảm thiểu lượng phân hóa học, giảm thi ểu tình trạng sử dụng thuốc hóa học sẽ giảm nguy cơ độc hại cho người, gia súc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời bảo đảm độ phì của đất được ổn định. 

Sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP là nhu cầu của khách  hàng rộng rãi cả  trong nước  và trên thế  giới.  Có khách  hàng t ức sẽ  có thị   trường, sản phẩm sẽ  bán được giá, trong đó với tiêu chuẩn GAP thì nông dân Việt Nam đã có nhiều mô hình và khả  năng tổ  chức sản xuất có phần dễ  thực hiện hơn nhiều so với nông nghiệp hữu cơ. Vì vậy, hướng đi này sẽ  làm cho nông nghiệp hữu cơ  và hữu cơ hóa nông nghiệp được song song tồn tại, phát triển và sẽ  là hướng đi dễ áp dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Mai Thị  Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần khắc Thi, 1996. Rau và trồng rau, giáo trình cao học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 164-176. 
2.  Achim  Dobermann  and  Thomas  Fairhurst,  2000.  Rice  nutrient  Disorders  &  Nutrient management, IRRI, P32-37 
3. Đỗ  Trung Bình,2012. Những biện pháp kỹ  thuật tổng hợp trong sản xuất cây tiêu theo  hướng bền vững, báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ, trang 79-82. 
4. Nguyen Van Bo, Ernst Mutert, Cong Doan Sat, 2003. Balcrop Balanced fertilization for better crops in Vietnam, Printed by Oxford Graphic printers, P 83-87. 
5. Lê Văn Căn, 1978. Sổ tay phân bón, Nhà xuất bản Giải phóng, trang 13. 
6. Trương Hồng, 1999. Luận án tiến sĩ   Nông nghiệp, trang 119. 
7.  Mai  Văn  Quyền,  2009.  Những  điều  cần  biết  về  trồng  lúa  xuất  khẩu,  Nhà  xuất  bản  Nông nghiệp, trang 23-30. 
8.  Lê  Văn  Hưng,  2013,  Lịch  sử  nông  nghiệp  hữu  cơ,  trong www.google.com/searh/9=lich+sử+Phát+triển+nông+nghiệp+hữu+cơ. Ecomart.vn/home 
9. Tôn Nữ  Tuấn Nam, 2013. Kết quảnghiên cứu đất trồng cà phê  ở  Tây Nguyên, báo cáo tổng 
kết, lưu hành nội bộ. 
10. Mai Văn Quyền, 2013. Phân Đầu Trâu, bón ít hiệu quả  cao, trong Hội thảo về  nâng  cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam, NXBNN, trang 465-470. 
9. Thomas Diorff, Thomas Fairhurst and Ernst Mutert, 2001. Soil fertility Kit, P 56. 
10. Nguyễn Đức Thận,2009. Báo cáo tổng kết đề tài” Nghiên cứu đánh giá tác động của canh tác nhiều vụ  lúa trong năm đến năng suất, hiệu quả kinh tế, tính chất đất và tính bền vững của sản xuất lúa vùng đất phèn Đồng Tháp Mười (2006-2008), trang 28-33 

GS. TS. Mai Văn Quyền 
Chủ tịch HĐTVKH, Cty CP Phân bón Bình  Điền 
Read more ...

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)


IPM - (Intergrate Pest Managerment ) là quản lý dịch hại tổng hợp hay nói cách khác là sử dụng các biện pháp tổng hợp để quản lý dịch hại cây trồng, trên cơ sở sinh thái học sẽ làm tăng năng suất, cải thiện chất lượng nông sản phẩm, bảo vệ môi trường, và giảm chi phí đầu tư. 

Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng hài hòa những biện pháp kỹ thuật như biện pháp sinh học, hóa học một cách thích hợp, trên cơ sở phân tích hệ sinh thái đồng ruộng một cách hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và an toàn nhất. IPM đối với mỗi cây trồng có những đặc thù riêng.

3 biện pháp cơ bản trong IPM đối với cây hồ tiêu. (Piper nigrum Linneaus).

1- Biện pháp sinh học:
Con người đã tác động đến môi trường sinh thái bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch (côn trùng có ích) phát triển và thiên địch sẽ tấn công sâu hại. Sự đấu tranh tự nhiên này làm cân bằng sinh thái trong thiên nhiên. Ví dụ hạn chế phun thuốc sâu sẽ giữ được tắc kè, chuồn chuồn, bọ ngựa, kiến vàng, bọ rùa, nhện là những loài chuyên ăn rệp hại trên cây tiêu, nhất là rệp sáp. Không cần phun thuốc hóa học mà vẫn tiêu diệt rệp sáp, xét về mặt hiệu quả kinh tế lợi hơn nhiều. Rệp, rệp sáp trên vườn tiêu sẽ bị các thiên địch tiêu diệt nếu chúng ta không xua đuổi và bắt hay tiêu diệt thiên địch.

2- Biện pháp kỹ thuật:

a) Chọn giống tiêu tốt: 


Chọn những giống tiêu có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Hiện có rất nhiều giống tiêu đang trồng tại Việt Nam, tuy nhiên tại vùng này có thể phát triển tốt, kháng bệnh khá nhưng vùng khác có thể kháng bệnh kém. Do vậy tùy mỗi địa phương có thể chọn những giống phù hợp nhất để trồng. Ví dụ: Giống Lada Belangtoeng nguồn gốc từ Indonesia có lá to xanh đậm du nhập vào Việt Nam từ những năm 50 thế kỷ trước, giống này dễ trồng, cho năng suất khá cao, leo mau, dây lá rất xanh tốt. Tại bà rịa vũng tàu giống này kháng bệnh thối rễ khá, nhưng đưa lên trồng tại Tây nguyên do mùa mưa tập trung ẩm quá cao nên kháng bệnh rễ lại kém.

- Giống Pannijur-1 nguồn gốc Ấn độ, được nhập nội Việt Nam từ 1989, chín sớm, chín khá đồng đều, năng suất cao, kháng bệnh tốt tại Bà rịa nhưng tại Bình phước giống này kháng bệnh chỉ ở mức trung bình.

b) Nhân giống: 

- Chỉ cắt cành ương từ các vườn không  nhiễm sâu bệnh, những vườn có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh khá và có nhiều đặc tính tốt.

- Các cây mẹ để cắt cành ươm phải là những cây tốt nhất, được chọn lọc trong vườn cây tốt (trong một vườn tốt vẫn có những cây chưa tốt hoặc không đạt yêu cầu làm giống).

- Độ tuổi cây mẹ: Chỉ nên cắt cành ươm từ những cây mẹ từ 3-4 năm tuổi, nên dùng các cành thân chính để ươm giống (không dùng cành ác làm hom giống). 

- Giâm cành ươm vào bầu Nylon đục 8 lỗ, trước khi dâm hom vào bầu xử lý hom bằng Bordeaux 1%, Aliette 0,2-0,%, hay Rovral 0,2-0,3% .Xử lý nấm bệnh ngay từ khi ương bầu. Nếu xử lý và chọn lọc hạn chế nguồn bệnh ngay từ khi nhân giống sẽ hạn chế một phần dịch bệnh sau này.

Nhân được các giống tốt sạch bệnh là một trong những yếu tố thành công cho quản lý dịch hại tổng hợp sau này.

c) Thiết kế và chăm sóc vườn cây:
Vườn tiêu tồn tại hàng chục năm, do vậy cần thiết kế khoa học và hợp lý ngay từ đầu, đảm bảo mật độ vừa phải, tùy theo khả năng đầu tư của mỗi gia đình (không nhiều phân hữu cơ, vô cơ bón hàng năm nên trồng thưa hơn nhưng vẫn đảm bảo 20kg phân chuồng, 0,5 kg vôi, 0,5kg lân/gốc và NPK theo quy trình kỹ thuật).

-Miền Nam có lượng mưa khá lớn và tập trung vào các tháng cuối mùa mưa, do vậy độ ẩm không khí và đất rất cao, tiểu khí hậu đồng ruộng khá ẩm ướt nên cần trồng mật độ thích hợp để không che cớm lẫn nhau, dễ bị nhiễm các bệnh trên thân lá.

- Nọc sống: Có thể bố trí mật độ khoảng cách  2,5 x 2,5 hoặc 3 x 3 m ( 1.600 - 1.200 gốc/ha).

- Nọc betong: Có thể bố trí khoảng cách mật độ 2,5 x 2,5 m hoặc  (1.600 gốc,/ha). 

- Cây nọc chết bằng gỗ không được khuyến cáo sử dụng để tránh nạn phá rừng và nấm bệnh.

- Cây nọc sống - trong vườn tiêu người ta hạn chế tối đa việc dùng cây Anh đào, Lồng mức, bình linh dùng làm cây nọc sống vì những cây này là môi trường tốt đê rệp sáp sinh sôi, nó là ký chủ của rệp sáp hại tiêu. Có thể dùng rất nhiều cây để làm nọc sống tùy mỗi địa phương như cây  keo rừng, cóc rừng…Nên thiết kế hàng cây theo hướng Đông –Tây để tận dụng nhiều ánh sáng mặt trời nhất.

d) Xen canh:

Vườn trồng tiêu nọc chết được xen canh cà phê, sầu riêng. bơ...và thường trồng trên bìa lô xung quanh vườn  sẽ tạo hàng rào che chắn gió. Nó còn có tác dụng che bớt ánh sáng bức xạ trực tiếp, tạo môi trường sinh thái hài hòa và tạo thêm thu nhập.

3- Biện pháp hóa học:


Đây là biện pháp cuối cùng khi phải bảo vệ cây trồng khỏi dịch hại tấn công mà các biện pháp trên không có hiệu quả và dịch hại phát triển quá ngưỡng kinh tế cho phép. Tuy nhiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phải ưu tiên thuốc sinh học không độc hại cho môi trường và nông sản, sau đó mới đến thuốc hóa học. Thuốc hóa học phải ưu tiên sử dụng loại thuốc ít độc hại cho môi trường, thuốc ít tồn tại trong nông sản và mau phân hủy. Khi sử dụng thuốc hóa học BVTV phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc, đúng cách ).

- Đúng thuốc: Chọn loại thuốc phù hợp ghi trên nhãn bao bì, đúng đối tượng dịch hại.

- Đúng liều lượng nồng độ: không pha nồng độ cao lãng phí và độc hại, không pha quá loãng không diệt được sâu bệnh lại phai phun thêm lần sau. Pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì của thuốv BVTV.

- Đúng lúc: Phun thuốc đúng thời điểm sâu còn non dễ tiêu diệt. Phun thuốc khi mới nhiễm bệnh sẽ dễ trị bệnh hơn khi đã quá nặng.

- Đúng cách: Loại rệp ẩn mặt dưới của lá thì phải phun mặt dưới, tuyến trùng hại rễ hồ tiêu thì phải tưới thuốc vào rễ, bệnh đốm lá phải phun thuốc mặt trên của lá…Riêng đốm lá do nấm Rosellina sp, mặt dưới lá bị bệnh có các vết nâu rải rác và tập trung ở bìa lá nặng thì toàn lá héo vàng, có thê dùng Carbenzim 500FL hoặc Topsin M70WP (10cc/bình 8 lít phun đẫm) nên phải phun thuốc vào mặt dưới lá mới có tác dụng.

- Dùng loại thuốc trong danh mục cho phép của Bộ NN&PTNT 

IPM không phải là một quy trình kỹ thuật cụ thể, mỗi nơi mỗi cây trồng có những đặc thù riêng nên cần áp dụng phù hợp mới mang lại hiệu quả cao.


VPA
Read more ...

Wednesday, January 8, 2014

Dinh dưỡng hiệu quả cho tiêu sạch


Ở nước ta, nhiều nơi sản xuất tiêu bón phân vượt từ 4 - 5 lần khuyến cáo, gây tốn kém, độc hại và dẫn đến ô nhiễm môi trường.Trong khi, theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì lượng phân vô cơ bón cho 1ha tiêu để đạt năng suất cao nhất và hiệu quả kinh tế là từ 200 – 400kg N, 100 – 200kg P2O5, 225 – 400kg K2O trong mỗi năm, tùy theo chân đất và loại trụ trồng tiêu. 

Việc bón bổ sung phân hữu cơ hoặc phân bón lá đã cung cấp thêm một lượng dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cho cây tiêu. Phân gà và phân hữu cơ chế biến có tác dụng tốt trong phòng trừ bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici.Sản xuất hồ tiêu hữu cơ không áp dụng phân bón, cũng như không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hóa học. Người sản xuất cần có kỹ thuật cao như biết trồng xen hồ tiêu với các cây phân xanh, hoặc cây họ đậu tạo điều kiện cung cấp các chất dinh dưỡng kết hợp có hiệu quả. 


Ngoài ra, nông dân cần tận dụng vật chất nông nghiệp phế thải như cành lá cây, phụ phẩm cây trồng, cỏ dại, phân gia súc gia cầm có sẵn trong nông hộ hoặc tại địa phương để chế biến thành phân trộn hữu cơ theo đúng kỹ thuật bón cho cây tiêu nhằm tăng cường độ phì nhiêu trong đất. 


Hiện nay, việc sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ còn mới mẻ và chưa có quy trình khuyến cáo mức phân bón và loại phân bón hữu cơ cụ thể như sản xuất thông thường. Một số tài liệu khoa học tin cậy khuyến cáo áp dụng phân bón trong sản xuất hồ tiêu với lượng 5 - 10kg phân chuồng cộng với 5 - 10kg phân trộn hữu cơ cho một trụ tiêu căn cứ vào độ tuổi cây tiêu mà bón nhiều hoặc ít. Cung cấp chất lân (P) bằng bón quặng photphat hoặc bột xương hay bón tro gỗ nhằm cung cấp bổ sung chất lân (photphorus) và kali (potassium) cho cây tiêu. Đất phèn tăng cường bón vôi. 


Khi cây tiêu biểu hiện thiếu các yếu tố dinh dưỡng vi lượng dẫn đến giảm năng suất, ở các nước sản xuất hồ tiêu hữu cơ như Ấn Độ, khuyến cáo có thể sử dụng hạn chế một lượng phân hóa học hoặc phân khoáng dinh dưỡng vi lượng và phân magiê sunfat trong tiêu chuẩn đã được cho phép bởi một cơ quan cấp chứng nhận hữu cơ. Đồng thời bón bổ sung bánh dầu (như bánh neem, 1kg/trụ), phân trộn xơ dừa (2,5kg/trụ) hoặc phân trộn vỏ cà phê giàu chất kali, giúp nuôi dưỡng vi khuẩn Azospirillum và vi khuẩn hòa tan lân nhằm cải thiện độ màu mỡ của đất trồng tiêu.  Ngoài ra, sản xuất hồ tiêu hữu cơ chỉ cho phép áp dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học phối hợp với các biện pháp canh tác và vệ sinh đồng ruộng trong việc phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu.


TS Nguyễn Công Thành (Danviet.vn)
Read more ...