Saturday, December 14, 2013

Bón Phân Hợp Lý Cây Tiêu Cho Năng Suất Cao

Hạt tiêu được giá nên nhiều nhà vườn ở Bà Rịa - Vũng Tàu đang mở rộng diện tích. Tuy nhiên, một số hộ vẫn sử dụng phân bón không hợp lý nên chi phí thì cao mà hiệu quả đạt thấp.
trong tieu
Hình minh họa
Mô hình trình diễn sử dụng phân bón của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phối hợp với ông Đinh Văn Tiên ở tổ 2, ấp Kim Bình, xã Bình Giã (huyện Châu Đức) thực hiện trên cây tiêu cho năng suất cao, là mô hình mẫu để nhà vườn tham khảo.
Ông Tiên có 4ha tiêu 7năm tuổi đang trong giai đoạn cho trái ổn định. Vườn tiêu sử dụng trụ sống, trồng thuần giống tiêu Vĩnh Linh với mật độ 2,5 x 2,5m. Vườn tiêu lắp đặt hệ thống tưới phun tự động, năng suất niên vụ 2011-2012 đạt 4,5 tấn/ha. Tuy nhiên, với mô hình trình diễn sử dụng phân bón mà gia đình ông Tiên phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện trong năm 2013, năng suất cao hơn khoảng 1,2 tấn/ha.
Diện tích được chọn làm mô hình khoảng 1.000m2 với 180 trụ tiêu, áp dụng biện pháp chăm sóc, bón phân theo quy trình thống nhất; sử dụng phân bón vi sinh của những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Hiện, vườn tiêu đang ở giai đoạn vào chắc và dự kiến cho thu hoạch vào tháng 2/2014. Theo kinh nghiệm của chủ vườn và những hộ trồng tiêu lâu năm tại xã Bình Giã, vườn mô hình trình diễn này sẽ đạt năng suất khoảng 5,7 tấn/ha.
Với vườn tiêu thực hiện mô hình, ông Tiên và nhóm cán bộ kỹ thuật thực hiện bón phân theo 3 giai đoạn:
Lần thứ nhất vào cuối tháng 5/2013, bón phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 2kg/trụ và bón phân hóa học NPK có liều lượng 0,37kg/trụ. Tiến hành tạo rãnh xung quanh gốc tiêu theo hình chiếu của tán lá rồi rải phân đều và lấp kín đất. “Với cách bón này, cây tiêu sinh trưởng tốt, ra đọt non và chuẩn bị ra hoa. Tình hình sâu, bệnh ở mức trung bình, không có triệu chứng bất thường, ngoại trừ nấm rong xuất hiện rải rác”, ông Tiên cho biết.
Nhóm cán bộ kỹ thuật thực hiện mô hình cho biết: Việc bón phân cho cây tiêu đợt 1 vào giai đoạn mùa mưa có tính chất đặc biệt quan trọng, bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây để chuẩn bị ra lá non và ra hoa.
Bón đợt 2 vào ngày 24/8/2013 với 2 loại phân. Cụ thể, phân hữu cơ vi sinh có liều lượng 2,5kg/trụ và phân hóa học NPK có liều lượng 0,56kg/trụ cùng với cách bón như lần 1. Sau khi bón phân lần 2 thấy, tiêu sinh trưởng tốt, cây khỏe mạnh, tỷ lệ đậu trái đạt mức cao; tình hình sâu bệnh không xảy ra triệu chứng bất thường. Theo ông Tiên, việc cung cấp phân bón kịp thời ở giai đoạn này giúp cây đủ dinh dưỡng nuôi trái, giảm hiện tượng cây rụng trái do thiếu dinh dưỡng.
Bón đợt 3 được thực hiện vào cuối tháng 10/2013. Theo đó, mỗi trụ tiêu được bón 2,5kg phân hữu cơ vi sinh, 0,3kg phân hóa học và 0,072kg phân KCl với cách bón như 2 lần trước. Kết quả thấy, cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ đậu trái cao. “Giai đoạn nuôi trái tiêu cần nhiều kali, do vậy khi bổ sung phân bón đợt 3 cần bón loại phân có hàm lượng kali cao”, nhóm thực hiện mô hình đưa ra kết luận.
Theo ông Lương Văn Thăng, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Đức, kỹ thuật canh tác cây tiêu rất khắt khe và mô hình trình diễn này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vấn đề là, nhà vườn phải lựa chọn được thương hiệu phân bón phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng cụ thể. Nên cảnh giác với những loại phân không tên tuổi và chưa được kiểm nghiệm thực tế để tránh mua phải phân giả, kém chất lượng vừa làm chai đất, vừa tác động đến sự phát triển của tiêu.
Source: 
Read more ...

Friday, July 19, 2013

Kỹ thuật khôi phục vườn hồ tiêu suy yếu già cỗi

Vườn Tiêu già cỗi
Qua việc khôi phục vườn tiêu già cỗi đã trồng trên dưới 30 năm và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của gia đình, bạn Nguyễn Minh Vịnh đã đúc kết lại thành những chi tiết, những yêu cầu kỹ thuật cơ bản. 
Trồng hồ tiêu không phải ai cũng bắt đầu bằng mô hình thâm canh bài bản. Với những vườn hồ tiêu thâm canh xanh tốt, áp dụng đúng kỹ thuật, hàng lối thẳng tắp đập vào mắt ai mà chẳng thích. Chỉ cần nhìn thấy vườn hồ tiêu như vậy thì trong lòng ai cũng rạo rực. Ước gì mình cũng có vườn hồ tiêu như vậy.
Do trước đây xen canh với cà phê hay cây công nghiệp khác, không áp dụng khoa học kỹ thuật gì, chỉ trồng theo cảm tính nên những bụi tiêu lên lèo tèo, già cỗi, nhìn thấy mà chạnh lòng. Sự phấn đấu nỗ lực bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng.
Để cải thiện vườn hồ tiêu dần, tôi xin chia sẻ một vài thủ thuật nhỏ để bà con khôi phục vườn tiêu già cỗi như sau:
Trước tiên ta phải phân biệt được cây suy yếu là do bệnh tật, già cỗi hay do chế độ chăm sóc. Những bụi tiêu quá xấu, nhắm không cách gì khôi phục được, thì phải ưu tiên việc nhổ bỏ trồng mới.
Việc trồng mới trên vùng đất cũ cũng khá khó khăn. Do đất bạc màu, hoặc đất đã chai cứng, khó rút nước, không còn độ tơi xốp,… Ta cần phải khôi phục lại độ phì cho đất.
Giống như trong câu chuyện cổ tích bác thợ giày và những chú lùn. Chỉ qua một đêm, những chiếc giày xinh xắn, bóng loáng đã được hoàn thành nhờ những chú lùn giúp đỡ. Việc cải tạo đất cũng vậy, rất cần nhờ những vi sinh vật, mau chóng phục hồi độ phì nhiêu để đất trở lại bền vững. Vi sinh vật hoạt động mạnh chỉ khi ta tích cực bón các loại phân hữu cơ, xác bã thực vật, làm cho đất thông thoáng tơi xốp dần lên.
Khi trồng lại trên vùng đất đã trồng hồ tiêu cũ bà con cần nhổ bỏ, thu dọn sạch sẽ những gốc rễ cũ. Đào hố kỹ càng, càng sâu càng rộng càng tốt. Thường thì gốc nằm bên này thì nên trồng cây mới ở phía bên kia. Nếu có điều kiện nên phơi đất một thời gian cho đất nghỉ ngơi thì càng tốt. Trồng ngay phải xử lý triệt để nấm bệnh tồn dư trong đất trước. Sau đó yêu cầu cần thiết là phải có phân chuồng hoai mục ủ Trichoderma. Hố trồng tiêu nên để lớp đất mặt (đất màu mỡ) xuống phía dưới hố, còn đất chai sạn ở bên trên.
Làm hệ thống rút nước tốt để cây có thể phát triển mạnh mà ít bệnh tật.
Công cuộc khôi phục vườn hồ tiêu già cỗi là một cuộc chiến trường kỳ không phải một sớm một chiều.Yêu cầu tiếp theo của kỹ thuật khôi phục vườn hồ tiêu suy yếu già cỗi là: Cần phải có vườn ươm thật tốt. Vào đầu mùa mưa nếu ươm trước đó thì đem ra trồng là chuyện quá đơn giản. Nhưng trường hợp không ươm kịp gần hết mùa mưa mới có giống thì vẫn có cách khác bà con đừng quá lo lắng. Cứ ươm trong vườn ươm bình thường. Bầu vô đất là bầu lớn dùng những bầu đất như của ươm sầu riêng hay cây ăn trái. Giá thể của bầu đất chỉ đơn giản là 1 phần tro mía hay tro trấu màu đen, không dùng tro màu trắng xám, 2 phần đất mặt. Trộn thêm 1 phần phần chuồng hoai mục ủ Trichoderma hoặc xơ dừa. Mục đích là ta trồng tiêu qua mùa khô. Sau đó tới mùa mưa trồng xuống là đôn luôn. Do trồng chăm sóc tại vườn ươm cho lên trụ giả như bầu bí thì nó rất mau ra ác. Hiện nay trên thị trường có bán lưới lagim mua về áp dụng cho phương pháp ươm giống qua mùa khô này rất hiệu nghiệm. Thay vì chăm sóc ngoài vườn vất vả thì ta làm vườn ươm thật tốt dễ chăm sóc hơn.
Nhà tôi trồng hồ tiêu xen cà phê. Khi cà phê già cỗi thì những cây hồ tiêu trồng cùng thời gian đó cũng trong tình trạng tương đương. Một số ít tiêu trồng sau do cà phê quá rợp, những cây trồng lúc chưa có kỹ thuật gì, không biết đôn tiêu, những cây đó vẫn còn non nhưng trong tình trạng ở truồng. Hay những cây trồng mà không biết bấm đọt cho ra nhiều đọt ác, chỉ có một hoặc hai dây từ gốc lên ngọn lèo tèo nhìn rất sầu thảm…
Để khôi phục những cây tiêu già cỗi, tôi áp dụng như sau:
Với những cây chỉ suy yếu, tích cực dùng phân sinh học hồi phục rễ, sau đó dùng phân hữu cơ hoai mục với liều lượng lớn hơn bình thường rất nhiều để cho cây hồi phục. Khi cây đã sung sức thì nó sẽ ra rất nhiều lươn gốc hoặc ác gốc. Tôi bắt ngược một số cho leo lên cây. Thường xuyên bấm đọt lươn cho nứt ác hoặc bấm đọt ác cho nứt nhiều đọt ác hơn. Một số khác tôi làm rãnh nhỏ (tránh phạm rễ cây mẹ) để nó xuống bò ra ngoài tầm 0,5 m rồi cho leo lên một trụ giả. Lưu ý không lấp đất lên dây lươn khi dây lươn chưa đủ già. Tưới tắm bình thường. Sau một thời gian dây lươn đó sẽ nứt rễ bám chặt vào đất. Khi đó ta mới lấy đất lấp lên phần dây lươn nằm dưới đất. Để tầm một vài tháng. Cuối cùng mới cắt hoàn toàn cái phần đọt leo lên trụ giả. Phần thân lấp dưới đất không còn nuôi đọt lươn sẽ trở lại nuôi cây mẹ. Phần dây lươn hoặc ác gốc được bấm đọt thường xuyên sẽ leo lên tạo tán cho trụ. Đây là phương pháp hỗ sinh. Sau một thời gian cây chính sẽ phát triển mạnh thấy rõ. Có thể áp dụng cho tiêu ở truồng và tiêu lèo tèo, tiêu suy.
Trường hợp ta chăm sóc dùng phân sinh học, phân vi sinh, phân chuồng hoai mục… đủ thứ mà cây chẳng ra lươn hay ác gì cả vì quá già hay vì nguyên nhân nào đó không xác định được. Cây vẫn sống, phần cây cũ vẫn ra hoa kết trái bình thường, không sinh trưởng mà chỉ sinh thực. Như vậy phương pháp hỗ sinh trở nên vô tác dụng. Nhổ bỏ thì tiếc mà không nhổ bỏ thì nó lèo tèo. Bà con không nên lo lắng vấn đề trên. Tôi đã yêu cầu có một vườn ươm thật tốt là có đất dụng võ đấy!
Có 2 cách để thực hiện như sau:
1. Chăm sóc trực tiếp trong vườn. Ươm bầu bình thường sau đó đầu mùa mưa xử lý đất, trồng lên trụ giả. Trụ giả trồng phía đối diện với gốc hồ tiêu già cỗi. Cách xa gốc hồ tiêu già cỗi ra. Cho nó leo lên trụ giả cho nó ra ác. Chăm sóc như chăm sóc tiêu con bình thường. Sau đó đôn, tiếp tục cho nó leo lên trụ giả. Tiếp đến chỉ việc ngã cái trụ giả đó bắc cầu cho nó leo lên cây mẹ. Chăm sóc, bấm đọt bình thường y như là chăm sóc tiêu con. Cái phần tiêu con đó sẽ leo lên hỗ trợ phần thiếu sót cho cây suy yếu. Nếu như chịu chơi thì nhổ luôn cây mẹ thì đã có một cây tiêu tơ năm 1. Còn không thì cây con đó chỉ là cây hỗ trợ cho cây suy yếu.
2. Chăm sóc trong vườn ươm. Ươm trong bầu lớn. Khi cây đã khỏe mạnh thì đưa ra khỏi vườn ươm. Đánh rãnh đất bề rộng tầm 30 cm sâu chừng 20 cm. Nếu sâu hơn rộng hơn càng tốt. Lót bao nằm ngang phía dưới. Sau đó trộn phân chuồng hoai mục đất và xơ dừa đổ lên rãnh đó. Cắt bầu đất để lên trên rãnh. 2 đầu rãnh cắm 2 trụ thật chắc mắc kẽm để kéo lưới lagim cho tiêu leo. Cho tiêu leo lên như ta trồng đậu đũa hay dưa leo. Ưu thế của phương pháp này là có thể trồng bất cứ khi nào. Vì việc chăm sóc trở lên quá đơn giản. Khi cây ra ác ta nhấc cả cái bao lên, bao gồm cả đất và rễ. Cuối cùng trồng đôn lên cây mẹ bình thường như chăm sóc trực tiếp trong vườn. Hoặc có thể trồng lên trụ mới sẽ có ngay 1 cây tiêu đôn 1 năm tuổi. Phương pháp này cũng trồng tiêu nhanh hệt như trồng tiêu chiết vậy.
Với 2 cách làm trên bà con có thể khôi phục vườn hồ tiêu nhà mình một cách từ từ. Không cần phải nhổ bỏ ngay cái cây mẹ suy yếu. Áp dụng kỹ thuật khôi phục vườn tiêu già cỗi thì vườn hồ tiêu nhà mình sẽ luôn luôn và mãi mãi là vườn hồ tiêu tơ.
Ngoài ra, có một số cây hồ tiêu rất sum suê nhưng chẳng bao giờ cho ra trái thường là do trồng trúng những cây lên từ hạt, năng suất thấp. Hoặc do mua phải giống hồ tiêu kém chất lượng, giống không rõ nguồn gốc. Ta có thể tiến hành cải tạo như sau:
Chặt gần sát gốc để cho nứt lươn hay ác lên lại. Sau đó tiến hành ghép nêm hoặc ghép áp (kỹ thuật ghép cây đã quá quen thuộc).
Kỹ thuật này kết hợp với một vài kỹ thuật tôi đã chia sẻ trên diễn đàn có lẽ sẽ giúp ích được cho nhiều bà con đấy.
Tôi mong những chia sẻ của mình sẽ góp phần nhỏ bé giúp cho ngành hồ tiêu Việt Nam vươn lên tầm cao mới. Chúc mọi người thành công với cây hồ tiêu.
 Theo Giatieu.com
Read more ...

Monday, July 8, 2013

Chia sẻ kinh nghiệm bón phân cho cây tiêu


Cấy Hồ tiêu là cây cực kì khó tính nhưng nếu các bạn hiểu rõ nó thì cũng không có gì là ghê gớm. Nếu các bạn không siêng năng thì tôi khuyên các bạn nên trồng cà phê, cao su hay đại loại những cây trồng khác.
Nói về hồ tiêu là một chủ đề mênh mông mà bất cứ người trồng hồ tiêu nào cũng nhắc đến. Từ cách bón phân, tạo cành tỉa tán cho tới chăm sóc sâu bệnh. Cho nên nói như TS Nguyễn Hoàng thì chỉ mới giới thiệu sơ lược. Các bạn đã biết sử dụng internet để tìm hiểu về cây hồ tiêu thì ít nhiều cũng là người có học thức. Theo kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trồng tiêu lâu năm của tôi, xin chia sẻ việc thực hiện các bước cơ bản bón phân như sau: “Tốt nhất nên bón phân theo hướng phát triển bền vững hữu cơ vi sinh kết hợp hóa học theo thời điểm“.
Chọn giống cây tốt phù hợp với chất đất, sau đó bón lót cho tiêu con bằng phân chuồng hoai mục 10-15 kg trên gốc như TS Nguyễn Hoàng hướng dẫn trộn với Metharizum (lấy từ đất Chư Sê) ngừa rệp sáp hại rễ. Bạn biết đấy, rễ tiêu rất dễ bị tổn thương nếu vi sinh vật có hại tấn công lúc nhỏ thì cây sẽ không phát triển tốt. Nên bỏ phân hữu cơ vi sinh chia nhỏ ra làm nhiều đợt trong mùa mưa cây sẽ phát triển rất tốt. Lưu ý cây tiêu rất ít bệnh tật trong 3 năm đầu tiên trồng nếu xử lý đất tốt. Cuối mùa mưa bạn nên bón thêm một ít lân tăng khả năng chịu hạn cho hồ tiêu vào mùa khô (bón phân lân hữu cơ phân gà hoai). Trường hợp cây vàng lá do thiếu vi lượng như Mg, Bo… nên xịt ít phân bón lá vi lượng hoặc một loại hữu cơ vi sinh đậm đặc nào đó đạt tiêu chuẩn là cây hồi phục rất nhanh. (Có thể sử dụng cách này cho tiêu lớn bị tháo khớp và vàng lá).
Về phần bón thúc và tưới thúc, các bạn nên sử dụng theo phương pháp phát triển bền vững, cần chú ý: Rễ tiêu rất để tổn thương, các bạn không nên xới phạm rễ. Vì vậy, nên ngâm phân cho tan trước khi bón và bón cách gốc 50-60cm ngoài tán tiêu một chút. Thời điểm bón phân và xử lý thuốc tốt nhất là vào lúc sáng sớm và chiều mát (không bón quá 9h sáng và trước 3h chiều), cây tiêu khó tính chỗ này đây. Trường hợp  không ngâm tưới mà chôn để cho ăn dần thì nên xới nhẹ ngoài tán gốc cây 60cm và sâu khoảng hơn 5cm, lấy đất ngoài xa lấp lại. Bón theo TS cũng được nhưng lưu ý thêm 2 kg phân gà hoai rải xung quanh tán tiêu. (xử lý tuyến trùng và sâu hại không đề cập trong bài viết này)
Bón phân khi tiêu chính thức cho thu hoạch, vấn đề này rất nhức nhối vì lúc nào tôi cũng nghe hỏi bón phân khi nào? lúc nào? thời diểm nào? và bón như thế nào?… hàng vạn câu hỏi như thế nào.
Trước tiên, tùy vùng hồ tiêu mà bón phân. Phải căn cứ từ thời điểm thu hoạch năm trước. Nếu nhà bạn phải có từ 2 đến giống tiêu trở lên thì dễ có kinh nghiệm hơn. Thông thường là khi tiêu Ấn Độ vừa chín bói thì tiêu Vinh Linh làm chắc hạt, bạn nên bỏ Kali và phân hữu cơ Amino đổ gốc để chắc hạt to trái. Lượng phân đợt cuối giúp cây có năng suất mà chống suy tiêu.
Sau khi thu hoạch, phải tạo cành tỉa tán không bón gì cả để hãm tiêu. Thời gian hãm tiêu từ 30-45 ngày tùy tiêu sung hay suy. Gần tới mùa mưa, nên rửa lá tiêu bằng  thuốc gốc đồng + vôi ngăn ngừa nấm. Sau đó tưới nước 2- 3 lần cho ướt đẫm như mưa (lưu ý không bón phân). Cây chỉ ăn phân khi bắt đầu ra lá non, lá non ra là rễ đang nhú. Bón đợt đầu thật đậm, nên dùng hữu cơ (tôi hay dùng hữu cơ Humik), lần này rất quan trọng vì tiêu làm bông đồng loạt. Hồ tiêu có năng suất hay không thì quan trọng nhất là lần này, vì hồ tiêu mà bón phân không đúng cách sẽ ra 2 đợt hoa khiến cho việc thu hái hay chăm sóc sẽ rất khó. Sau khi thấy lá non lớm chớm xuất hiện là xịt thuốc trừ rầy, rệp chích hút nhựa và xử lý tuyến trùng gốc. Nên xịt một lần phân bón lá (Amino Datnong) bổ sung vi lượng hoặc bón phân hữu cơ đậm đặc (tôi hay dùng Hướng Dương Xanh). Và xịt theo thời điểm nào bạn cảm thấy cây thiếu vi lượng vàng lá.
Khi cây bắt đầu đâu đậu trái non, nên đổ gốc bằng phân hữu cơ vi sinh và xịt thuốc chống rụng trái non, thối trái. Để ý mùa này là mùa mưa sâu hại chích hút rất nhiều, lật mặt sau lá mà có rầy bám lá non thì bạn nên xịt thuốc tiêu diệt.
Khi tiêu bắt đầu làm hạt, bón một lần nữa là 3 lần, đều sử dụng hữu cơ sinh học chuyên dùng cho cây tiêu ( Humik,…..) và lần 4 làm chắc hạt là dùng NPK trong đó Kali cao, N và P ít thôi. Và lần to trái thì như tôi nói ở trên lúc tiêu Ấn Độ chín bói là 5 lần. +1 lần bổ sung hữu cơ phân gà hoai mục đã được xử lý. Các bạn nên chia ra làm nhiều lần mà bón, như ăn cơm mà các bạn nấu một lần một bao gạo thì ăn có nổi không, thì cây tiêu cũng vậy. Hàm lượng bao nhiêu ư ? tùy cây mà rải quanh tán, gốc to thì nhiều nhỏ thì ít. Bón phân hay xịt và bón gốc đều theo hướng dẫn trên bao bì phân. Chú ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, tránh tư tưởng của người Việt Nam mình là bón thừa ra cho chắc. Nên bón đúng bón đủ, đúng liều lượng và đúng thời điểm (theo 4 đúng).
Lưu ý: Các bạn không nên cho người khác cỏ dê vì sẽ làm bạc màu đất của bạn. Đốt và tháo gỡ những cây tiêu bị bệnh trong vườn sạch tới chiếc lá cuối cùng, trồng mới thay những cây xấu lèo tèo sau đó đôn tiêu kỹ càng. Xử lí đất tốt, ngừa bệnh hơn chữa bệnh, làm mương thoát thủy kỹ càng vì cây tiêu rất sợ úng, làm chồi tiêu lươn bò sạch sẽ cách gốc 40-50cm… Chúc các bạn thành công.
Trên đây là vài điều cơ bản, xin chia sẻ để các bạn trồng tiêu tham khảo. Bạn nào muốn trao đổi kinh nghiệm xử lý sâu bệnh hay vấn đề gì về tiêu thì email cho Vịnh.
Nguyễn Minh Vịnh (nguyenminhvinh@gmail.com)
Read more ...

Phòng Trừ Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Hại Cây Tiêu

Với diện tích khoảng 11.000 ha trong tổng số 50.000 ha hồ tiêu cả nước, Bình Phước đã trở thành thủ phủ của loại cây này. Những năm gần đây, hồ tiêu mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, việc giữ và tăng diện tích hồ tiêu trong tỉnh gặp nhiều thách thức, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm.
trong tieu
Hình minh họa
Khi trong vườn tiêu xuất hiện tuyến trùng, thâm nhập vào rễ của cây, gây hại, tạo ra vết thương cho bộ rễ. Đây là cơ hội cho các loại nấm tấn công như: phytopthora sp., fusarium sp., pythium sp.,... dần dần làm cho rễ bị thối. Cây sẽ chậm sinh trưởng, lá nhạt màu hoặc chuyển sang vàng, rụng từ gốc đến ngọn, các đốt cũng rụng dần và chết hoàn toàn.
Tuyến trùng gây u bướu, sát thương làm cho bộ rễ bị tổn thương. Tác hại làm cho rễ phát triển yếu, khó hút được dinh dưỡng, chất khoáng và nước. Mặt khác, khi bộ rễ bị tổn thương sẽ dễ bị nấm tấn công và gây hại làm cho cây suy kiệt từ từ, ngừng sinh trưởng và chết.
Biện pháp phòng trị: Để phát triển vườn tiêu theo hướng bền vững, hạn chế tác hại do tuyến trùng và bệnh vàng lá chết nhanh, chết chậm gây ra, cần áp dụng biện pháp phòng trị tổng hợp mới mang lại hiệu quả cao.
Chọn giống: Trồng mới hồ tiêu cần chọn giống không bị nhiễm bệnh và các giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Phước như giống tiêu Vĩnh Linh, Ấn Độ, tiêu sẻ,... Thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật, không lấy giống tiêu từ vườn bị tuyến trùng, xử lý giống trước khi trồng bằng thuốc Ridomil Gold 68WG phòng bị nhiễm nấm với nồng độ 0,1% (10g/lít nước) trong 20 phút.
Thực hiện tốt các biện pháp canh tác: Chọn đất thoát nước tốt, đất có mực nước ngầm sâu trên 1m, đất có hàm lượng sét thấp (đất cát pha, đất thịt nhẹ...); làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư thực vật. Rải khoảng 500kg/ha vôi bột khi làm đất, xử lý thuốc Tervigo 020SC với nồng độ 3-5ml pha trong 3-5 lít nước tưới/hố phòng tuyến trùng trước khi trồng.
Thường xuyên cắt tỉa những cành vô hiệu, cành lươn, cành sát mặt đất để tạo độ thông thoáng cho vườn cây. Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tàn dư cây bệnh đi tiêu hủy để tránh lây lan, trồng cây họ đậu giữa hàng tiêu, không trồng xen cây họ cà, bí đỏ. Thiết kế rãnh thoát nước trong các hàng tiêu, xung quanh vườn tiêu, phá bỏ các bờ ngăn nhằm giúp thoát nước trong mùa mưa, tránh để ứ đọng nước trong bồn. Bón phân đầy đủ, cân đối, tăng cường phân hữu cơ hoai mục trộn với chế phẩm sinh học Trichoderma, không bón urê quá nhiều. Điều tiết vườn tiêu đảm bảo độ ẩm thích hợp, trồng cây che bóng hợp lý giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị: Khi phát hiện vườn tiêu bị tuyến trùng, bệnh chết nhanh, chết chậm cần phải phòng trị sớm, kịp thời. Có thể sử dụng kết hợp một số loại thuốc như Tervigo 020SC, Ridomil Gold 68WG, Agri-fos 400,... để hạn chế thiệt hại như giảm năng suất, chất lượng và chết vườn cây.
Hiện nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đã biết đến các loại thuốc Tervigo 020SC kết hợp với Ridomil Gold 68WG để trị tuyến trùng và nấm gây bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu khá hiệu quả. Điển hình là hộ ông Phan Kim Toàn ở ấp Thanh Hải, xã Thanh Lương (TX. Bình Long); hộ ông Nguyễn Văn Bằng ở ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến (Bù Đốp); ông Trần Thanh Lộc ở ấp Thắng Lợi, xã Lộc Phú (Lộc Ninh).
Khi được hỏi về kinh nghiệm trị tuyến trùng, bệnh chết nhanh, chết chậm các hộ cho biết đều sử dụng các loại thuốc trên tưới vào gốc tiêu với nồng độ 200ml Tervigo + 200g Ridomil Gold để phòng và 200ml Tervigo + 400g Ridomil Gold để trị, pha trong 200 lít nước tưới vào từ gốc ra đến hình chiếu tán, mỗi gốc tưới 3-5 lít dung dịch thuốc, mỗi năm xử lý 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa để phòng bệnh. Tỷ lệ cây chết giảm rõ rệt, cây nhanh phục hồi, rễ ra trắng, đọt bung nhiều, bộ rễ tiêu hoạt động mạnh, hút dinh dưỡng tốt, cành lá phát triển xanh tốt.

Theo Báo Bình Phước
Read more ...

Kỹ thuật nhân giống cây hồ tiêu



Muốn thành công trong bất kì lĩnh vực nào cũng phải có mục tiêu rõ ràng, có ước mơ để tạo động lực cho ta phấn đấu, tìm tòi học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ bản thân, gia đình và của người đi trước. Và tuyệt đối không được nản chí trên con đường mà ta đã chọn. Trồng cây hồ tiêu cũng vậy.
 Khi mới bắt đầu trồng hồ tiêu, tôi may mắn hơn nhiều người khác là được thừa hưởng kinh nghiệm của gia đình. Một kỹ sư công nghiệp trẻ, bỏ về vườn trồng tiêu thì có rất nhiều lời đàm tiếu. Thậm chí cái cuốc còn cầm không nổi, vì bao năm đèn sách tôi chỉ biết cầm cây bút. Phải học từ những nhát cuốc đầu tiên, học từ những người thân trong gia đình đã chỉ cho tôi biết làm thế nào để trồng cây hồ tiêu. Tôi rất biết ơn những người thân đã giúp đỡ để nay tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm lại với bà con.
Hồ tiêu là một loại cây dây leo hoang dại trong rừng được con người mang về trồng từ rất lâu. Hồ tiêu nguyên thủy có chủ yếu là bông đơn tính nên khả năng đậu hạt rất thấp. Hồ tiêu ngày nay năng suất cao nhờ có sự chọn lọc nhân tạo là chính. Cây còn có thể thụ phấn nhờ vào sức gió, côn trùng,… nhưng nhiều nhất vẫn là khả năng tự thụ phấn nếu là bông lưỡng tính. Những bông đơn tính sẽ rụng giống như bông cây trầu không, có ra bông nhưng không đậu hạt.
Hồ tiêu là cây công nghiệp đa niên. Vì vậy, việc chọn giống tốt có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng và khả năng đề kháng với dịch bệnh sau này. Theo tôi, khâu quan trọng nhất của việc trồng hồ tiêu chính là chọn giống. Chọn giống làm sao để cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng trồng. Phải chọn những giống có nguồn gốc rõ ràng, đã kiểm định được năng suất và khả năng kháng dịch bệnh, chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.

CÁC CÁCH NHÂN GIỐNG

Có nhiều phương pháp nhân giống hồ tiêu như: bằng hạt, bằng dây hom, chiết và có thể ghép.
Kỹ thuật nhân giống cây hồ tiêu
Sự khác biệt giữa giống tốt và giống xấu

I. Nhân giống bằng hạt

Việc nhân giống bằng hạt sẽ không đảm bảo những cây con hoàn toàn cho năng suất như cây mẹ. Có thể nó cho ra giống mới năng suất cao hơn. Nhưng cũng có thể nó cho ra cây kém năng suất. Mà cây tiêu chủ yếu tự thụ phấn nên khả năng thoái hóa khi nhân giống bằng hạt là rất lớn. Chỉ có một số ít hạt thụ phấn chéo nhờ gió hay côn trùng thì có thể mang những đặc tính nổi trội của ưu thế lai. Cây tiêu trồng tới ngày nay thì khó tìm thấy cây còn thuần chủng.
Nhược điểm lớn nhất của nhân giống bằng hạt là cây rất lâu ra ác, lâu có trái và cũng không đảm bảo là cây sẽ mạnh hơn phương pháp nhân giống bằng hom cho dù đã chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu bà con nào vẫn có ý định nhân giống bằng hạt thì nên chọn giống từ cây bố mẹ mạnh khỏe, hạt to và đều hạt, không bị bồ cào. Giống đó là do mình chọn hạt đem nhân chứ không nên lấy cây mọc lang, mọc dại đem nhân giống. Lấy như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng cây giống. Đợi cho tới khi nó ra trái mới biết năng suất kém cũng mất vài năm, nhổ bỏ thì tiếc mà không nhổ bỏ thì cũng chẳng có lợi về mặt kinh tế. Mục đích chính của bà con trồng tiêu là sản lượng thu hoạch được, chứ không phải là tìm hiểu về các phép lai hay nguồn gen như các nhà khoa học.

 II. Nhân giống bằng hom

 Với phương pháp nhân giống này cây con mang đặc tính giống hệt cây mẹ.
Ưu điểm là dể thực hiện, và có thể nhân giống nhanh chóng. Bà con ta thông thường nhân giống bằng lươn (lươn là tiêu mọc bò dưới đất, còn tiêu trên đọt mà không có chỗ leo nữa nó thòng xuống gọi là lươn thòng), hay bằng dây bám trong thân mà chưa ra tay gọi là lươn thân. Và dây bám vào thân đã ra tay gọi là tiêu ác, phần tiêu ra tay ở dưới gốc sau đó bò dài ra gọi là ác gốc. Cách nhân giống khá đơn giản.
Chọn dây đã già cứng cáp có nhiều mắt rễ khí sinh (rễ bám) thì cây sẽ phát triển tốt hơn.
Cắt lấy khoảng 3-4 mắt, chiều dài tối ưu là 30-40 cm tùy vào khoảng cách của mắt dây.
Cắt bỏ hết lá và tay phía dưới bầu đất ươm. Chừa 2/3 lá phần phía trên, cây sẽ phát triển mạnh nhất. Thường ít khi nhân giống bằng lươn thòng, vì không có mắt rễ khí sinh nên cây sẽ phát triển chậm hơn. Có khi cây con trồng leo lên tới ngang ngực mà nhổ lên chỉ có vài cái rễ.
Dựa theo cách chọn hom giống mà ta phân ra làm hai loại là trồng bằng lươn hay trồng bằng ác.
Trồng bằng lươn có nhược điểm là cây lâu ra trái hơn nhưng ưu điểm là cây mạnh hơn và tuổi thọ sẽ cao hơn, cây hồ tiêu kinh doanh sẽ lâu suy hơn trồng bằng ác.
Trồng bằng ác lại mau cho ra trái nhưng cây nhanh già cỗi và sớm suy thoái. Với phương pháp chăm sóc tốt, cho dù trồng lươn hay ác, hồ tiêu có thể kéo dài tuổi thọ trên 35 năm.

Cách ươm giống bằng hom

 Theo kinh nghiệm, những nhà vườn trồng tiêu năng suất cao chung quanh tôi phân ra làm hai cách ươm. Tôi áp dụng cả hai cách và thấy cả hai đều hiệu quả. Nên tôi chia sẻ với bà con như sau:
  •  Cách ươm bài bản

Chuẩn bị bầu ươm kỹ càng bằng cách trộn xơ dừa, tro trấu và đất. Tỉ lệ 50% đất 25% xơ dừa và 25% tro trấu trộn đều với nhau. Dây hom được ngâm vào dung dịch ra rễ cực mạnh trong 5 phút. Vườn ươm phải có sự chuẩn bị, có che chắn cho cây phát triển mạnh. Khi cây đã phát triển mạnh rồi mới được đưa đi trồng. Trước khi đem trồng phải tháo bỏ dàn che chắn, cho cây ra ánh sáng để cây cứng cáp với chế độ ánh sáng tăng dần. Khi trồng, quan trọng nhất là hố đã xử lý tốt để ngăn ngừa dịch bệnh. Phải bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục đã xử lý với lượng 10kg/ hố. Thông thường hố có kích thước 40x40x40cm với đất có tầng canh tác dày, rút nước tốt. Và hố có kích thước 50x50x50cm với đất khó rút nước. Lượng phân chuồng theo kinh nghiệm của tôi thì cứ ngập 2/3 hố là tốt. Sau đó đảo trộn đều, để tối thiểu 20 ngày sau mới xuống giống, hoặc để 1 tháng hay 1 tháng rưỡi cho chắc ăn hơn. Khi xuống giống tiêu không còn sợ cháy rễ vì rễ non của tiêu rất dễ bị tổn thương. Có thể bón lót thêm một tí lân + phân gà đã xử lý chuyên dùng bón lót tiêu con. Tuy đào hố sâu vậy nhưng chỉ trồng cạn thôi, với độ nghiêng chừng 700 so với mặt đất. Không nên dằn chặt đất quá, rễ sẽ kém phát triển. Chỉ dằn gốc và gần mặt cho cây giống khỏi lay. Nếu dây tiêu dài thì nên cột vào một cây giả (nọc phụ) cho tiêu leo lên cây giả trước. Khoảng cách giữa cây tiêu và gốc cây (hoặc nọc) cho tiêu leo là 25 cm và trồng theo 1 hướng nhất định, trồng như vậy sẽ dễ đôn tiêu.
Khi đôn tiêu thì nên khoanh 1 chỗ và 1 hướng cho ta dễ chăm sóc sau này. Tuyệt đối không đôn vòng quanh gốc cây tiêu leo. Vì đôn như vậy sau này rễ tiêu rất dể bị tổn thương khi ta phát cỏ, bón phân… Lưu ý hướng gió bão. Ví dụ: Hướng gió thổi mạnh là từ tây sang đông thì trồng hướng đông đôn sang hướng tây (ngược lại) để cây dễ leo, và khi leo sẽ ít bị tuột. Trồng 1 hướng thôi nhé. Yêu cầu này thường chỉ những người trồng tiêu có kinh nghiệm lâu năm mới để ý. Chỉ nên đôn tiêu khi cây đã ra vài cặp tay cứng cáp. Nếu đôn quá non cây sẽ ra lươn lại, phải mất công bấm đọt. Còn đôn quá già cây sẽ khó ra rễ và hay bị rầy trắng tấn công. Phải xử lý sạch hết rầy trắng trước khi đôn.
  • Cách ươm theo chọn lọc tự nhiên hay chọn lọc nhân tạo

Chẳng có chuẩn bị gì. Cứ cắt hom vô trồng trong đất nhà mình, cây sẽ lên tự nhiên. Hom nào yếu thì sẽ chết ngay lúc mới trồng. Sau khi trồng xuống đất, gặp điều kiện môi trường thích hợp, cây nào sống sẽ phát triển rất mạnh và ít bị bệnh tật. Kiểu chăm sóc “con nhà khó” như của đồng bào thiểu số đó mà. Đây là cách ươm chọn lọc tự nhiên.
Ngoài ra khi giâm hom người ta có thể ủ trong cát khoảng 20-30 ngày để cho cây ra rễ. Khi nhổ hom lên để ươm vô bầu với giá thể đất, xơ dừa và tro trấu,  thấy cây nào không ra rễ thì vứt bỏ. Cây nào rễ mạnh thì ta ươm, chăm sóc. Lưu ý cẩn thận không làm đứt rễ, và không ngâm trong bất kỳ dung dịch phân nào, kể cả phân bón lá, cây sẽ bị cháy rễ non. Đây cũng là cách ươm theo chọn lọc nhân tạo.

III.  Nhân giống bằng phương pháp chiết

Kỹ thuật nhân giống cây hồ tiêu
Bó chiết tiêu lươn
Đầu tiên, phải chọn những cây tiêu bố mẹ là những cây khỏe mạnh, thường là những cây 2-3 năm tuổi.
Với cây tiêu đã ra ác cao chừng 2 mét, bó tiêu y như chiết cây bình thường. Chọn những dây có rễ bám nhiều (rễ khí sinh), sau đó bó lại chừng 2-3 mắt rễ. Tôi thường dùng giá thể là rễ lục bình trộn với tro trấu và đất ẩm.
Bên trong bó bằng rễ lục bình để giữ nước và kích thích cây ra rễ. Bên ngoài bọc đất trộn tro trấu. Nếu có khô bầu thì chỉ khô đất chứ bên trong vẫn giữ ẩm không sợ cháy rễ. Đợi sau 10 ngày kể từ ngày bó bạn dùng kềm bấm dập phía dưới bầu đất, cẩn thận đừng bấm ngược nhé. Đây là thủ thuật đúc kết từ kinh nghiệm. Nhớ tưới giữ ẩm, tránh không để bầu đất khô. Sau khi bấm dập khoảng 30-45 ngày có thể cắt khúc tiêu đó xuống trồng. Trồng chừng 4-5 mắt rễ khỏi tốn công đôn tiêu.
Khi trồng, phải che chắn bằng lá chuối khô hay bao bì gì đó để ngăn ánh nắng trực tiếp trong vòng 20 ngày đầu và tháo dần sau 1 tháng. Để cây không bị sock nên trồng vào lúc chiều mát. Với phương pháp nhân giống này, có thể trồng tiêu quanh năm…
Kỹ thuật nhân giống cây hồ tiêu
Bó chiết lươn thòng, bấm dập ngược so với chiết ác.
Kỹ thuật nhân giống cây hồ tiêu
Bó chiết tiêu ác. Cây tiêu chiết mới 4 tháng tuổi, được chiết lại để nhân giống thêm.
Kỹ thuật nhân giống cây hồ tiêu
Cây tiêu chiết mới trồng được 2 tuần tuổi. Chung quanh gốc là cây lạc dại và vạn thọ

IV. Nhân giống bằng tiêu ghép

Phương pháp nhân giống tiêu bằng cách ghép chỉ trong giai đoạn thực nghiệm, chưa có đủ thời gian để khẳng định tuổi thọ của cây như tiêu trồng bằng phương pháp thông thường.
Hơn nữa, với 2 cách nhân giống để trồng bằng hom và cách chiết tiêu cộng với kinh nghiệm chăm sóc hồ tiêu của gia đình tôi ít khi gặp bệnh tật. Do đó tôi không thực hiện nhân giống bằng cách ghép tiêu. Bà con nào đã thực hiện thành công cách ghép tiêu xin chia sẻ. Tôi sẽ học hỏi và chân thành cảm ơn.
Nguyễn Minh Vịnh  nguyenminhvinh@gmail.com
Read more ...

Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu (P2)



Việc phân hóa mầm hoa chỉ là một bắt đầu nhỏ cho hành trình dài trong kỹ thuật làm bông của cây hồ tiêu.
Xin mời bà con xem tiếp phần 2 : 
2. Bón phân trong quá trình làm bông
Bón phân cân đối đúng liều lượng để cây cho năng suất cao là cả một chủ đề. Bà con có thể tham khảo thêm (xem ở đây)
Nước là cốt lõi trong việc phân hóa mầm hoa thì phân chính là chìa khóa để đánh thức những mầm hoa đang ngủ yên đó. Trong quá trình tiêu làm bông nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ tiếp tục ra lá. Vào giai đoạn này cây cần lượng phân rất lớn, bao gồm tất cả các yếu tố đa, trung, vi lượng và xác bã hữu cơ.
Bà con có thói quen là tưới và xịt phân bón lá, bón phân (phân lân) luôn sau khi hãm nước. Cây nhú mắt cua ra lá non bà con bỏ phân NPK 16-16-8+TE một lần với hàm lượng rất lớn, sau đó xịt phân bón lá thế là xong, gần như hầu hết bà con đều làm vậy. Lúc này bộ rễ chưa hấp thu được nên rất lãng phí. Trước đây tôi cũng hay làm vậy. Nhưng hiệu quả hấp thu phân bón của cây không cao.
Tôi xin chia sẻ với bà con kỹ thuật bón phân của nhà mình sau nhiều năm làm thấy hiệu quả cao như sau:
Chia phân ra nhiều lần mà bón. Tuy rất cực, nhưng bà con phải chịu khó trong giai đoạn này. Sai một ly đi một dặm là đây. Trên thị trường có rất nhiều chủng loại phân bón. Nên chọn loại có thương hiệu uy tín được nhiều người sử dụng thấy có hiệu quả.
Sau khi tưới ướt dẫm như mưa cho cây hồi phục sức khỏe. Bên trên tán lá tôi xịt phân bón lá thì bên dưới 1 tuần sau đó tôi sẽ dùng phân hữu cơ Amino (dạng phân nước đổ gốc) cho cây hồi phục rễ có kết hợp thuốc trị tuyến trùng, rệp sáp (dùng các chế phẩm Metharizum,… sinh học rất hiệu quả), nhà tôi hay sử dụng loại nấm này. Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn và xem kỹ thành phần của phân Amino có kết hợp được với thuốc trị tuyến trùng, rệp sáp bạn đang dùng không.
Tuần tiếp theo tôi xịt phân bón lá có kết hợp thuốc ngăn ngừa rầy nâu, bọ trĩ, bọ cánh cứng cắn chích hút hoa và lá non. Các chế phẩm sinh học anh tieuphong giới thiệu rất hiệu quả (xem ở đây). Bà con cũng cần lưu ý cách kết hợp. Có nhiều chế phẩm đã pha sẵn cho ta, mà ta không biết còn pha thêm không đúng cách, sẽ làm cây bị tổn thương, rụng lá, có khi chết luôn cây. Rất nguy hiểm.
Tuần tiếp theo nữa, khi cây đã nhú mắt cua và lá non tôi dùng phân hữu cơ sinh học NPK+TE chuyên dùng cho hồ tiêu. Lần này là lần làm bông chính, cây cần rất nhiều dinh dưỡng bao gồm các yếu tố đa, trung, vi lượng. Nhớ bón ngoài tán lá cây tránh không được phạm rễ. Nên bón vào sáng sớm hoặc chiều mát thì hiệu quả hấp thu sẽ cao hơn. Chỉ cần dùng tay rải đều một lớp mỏng vừa phải bên ngoài tán lá, cây to tán to thì bón nhiều, cây nhỏ tán nhỏ bón ít. Thường thì bón cách gốc từ 40-60cm tùy cây. Khá đơn giản phải không nào. Đừng quá quan tâm lượng phân bón mấy lạng mấy lạng như bao bì thường ghi. Và cũng không e ngại chuyện bón nhiều lần tốn công.
Cuối cùng sau đó 2 tuần bạn bỏ phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục có ủ chung với nấm Trichoderma, bổ sung lượng xác bã hữu cơ cho cây trồng chống suy cây. Lần bón phân này rất quan trọng, bảo đảm dinh dưỡng cân đối, chống suy cây trong năm cho hồ tiêu. Lần này bà con có thể bỏ thêm vôi cho đất. Ngoài ra bà con mua phân hữu cơ vi sinh khoáng đậm đặc bỏ cho hồ tiêu. Nếu tìm không thấy thì mình có thể mua khoáng bỏ cho hồ tiêu và tự ủ phân vi sinh như anh Phan Phát đã hướng dẫn (xem ở đây).
Bà con lưu ý một vài điểm nhỏ nhưng rất quan trọng trong kỹ thuật làm bông như sau:
Khi bông đang nở, tuyệt đối không được xịt phân bón lá. Như vậy sẽ làm cho bông trổ bị  thưa, bồ cào. Mặc dù có nhiều sản phẩm phân bón lá có ghi rõ là có thể xịt lúc trổ bông. Bà con làm như phần trên tôi hướng dẫn thì cây đã đầy đủ bao dinh dưỡng và cả yếu tố phòng dịch bệnh sâu hại tấn công rồi.
Trái với suy nghĩ của nhiều người là thời tiết khô ráo nắng nóng thì cây sẽ đậu bông tốt hơn. Đó là suy nghĩ sai lầm. Khi tiêu đang trổ bông cần làm cho độ ẩm không khí của vườn tăng lên bằng cách tưới gốc hoặc có thể dùng máy xịt vào không khí xung quanh cây tiêu. Tuyệt đối không xịt lên bông nhé. Vì đa phần hoa hồ tiêu là hoa lưỡng tính, chỉ có một số ít là hoa đơn tính. Hoa đơn tính nó sẽ tự rụng. Những giống tiêu có hoa đơn tính nhiều là do di truyền từ tổ tiên và một số cây tiêu hạt lại tổ… Khả năng đậu hạt của loại này rất thấp. Khi độ ẩm trong không khí tăng cao thì các đầu nhụy của hoa lưỡng tính cương lên dễ bám dính các hạt phấn, làm tăng khả năng thụ phấn. Vì vậy khi tiêu đang trổ bông 3 ngày bà con nên xịt hoặc tưới nước một lần. Thời gian trổ bông của hồ tiêu kéo dài từ 10-20 ngày. Đó chính là lý do tại sao những cây hồ tiêu trổ bông muộn như tiêu Sẻ, Sẻ Mỡ hay tiêu trổ đợt 2 thì hạt sẽ to và đều hạt hơn. Những giống trổ sớm như Ấn Độ thì hay bị bồ cào. Bà con nào trồng tiêu Ấn Độ đọc được những chia sẻ này sẽ biết cách làm cho tiêu năng suất và ít bị bồ cào hơn. Với giống tiêu Ấn Độ bà con phải nâng nhu cầu xác bả hữu cơ tăng lên 150% so với bình thường thì năng suất sẽ rất cao và ổn định mà không phải quan tâm nhiều tới việc phân hóa mầm hoa, vì nó rất nhiều hoa. Làm bông là cuộc chiến trường kỳ cho tới khi cây vào hạt. Nếu thiếu dinh dưỡng thì cây sẽ bị rụng trái non, thối trái non.
Xịt bón lá theo từng thời kỳ phát triển của hồ tiêu như sau: Khi đang nuôi hoa và lá non, xịt phân bón lá có hàm lượng N cao sau đó giảm dần. Khi vào hạt, nên kiếm loại phân bón lá nào có hàm lượng N ít, chủ yếu là P và K +TE để tránh không cho tiêu ra lá non. Đặc tính của cây hồ tiêu là khi đã ra lá non thì dù ít hay nhiều sẽ ra hoa. Mà những hoa ra trái vụ đó sẽ làm giảm năng suất cho vụ tiếp theo, thậm chí sẽ có một mùa mất trắng.
Khi chuẩn bị thu hoạch, nên bón phân Amino đổ gốc để to hạt chắc trái chống suy cây. Vì giai đoạn này bộ rễ đã hoạt động yếu, chỉ có phân dạng Amino thì cây trồng mới dễ hấp thu. Cây không suy thì mới cho năng suất cao và ổn định được. Rất quan trọng đấy.
Sau đó bà con bắt đầu lại chu trình chăm sóc. Năm trúng năm thất chỉ là cách nói của những ai chưa hiểu rõ đặc tính cây hồ tiêu thôi.
Trong quá trình chăm sóc, bà con hãy quan sát lá tiêu. Cây nhiễm bệnh gì, hay cần nhu cầu dinh dưỡng gì thì đều biểu hiện qua lá. Thiếu phân thì lá sẽ nhỏ lại. Thiếu vi lượng thì lá non nhỏ lại có màu trắng. Hay những biểu hiện bệnh thán thư, địa y, chết nhanh, chết chậm… thì lá cây sẽ biểu hiện đầu tiên. Bà con có kinh nghiệm thì sẽ kịp thời phòng bệnh hay bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cho cây một cách hợp lý nhất. (Tôi sẽ có bài viết về biểu hiện bệnh, cách chăm sóc hồ tiêu biểu hiện qua lá sau).
Bà con ai cũng biết là hồ tiêu là cây trồng rất mẫn cảm với bệnh dịch. Chăn nuôi gia cầm 1-2 ngàn con/lứa thì tổn thất, suy yếu 10-20 con là điều không thể tránh khỏi. Trồng hồ tiêu cũng vậy. Cây nào yếu mà chết là chuyện bình thường. Bà con phòng ngừa bệnh tật, ngăn chặn ổ dịch sau đó xử lý đất trồng mới lại. Có thể tham khảo thêm (xem ở đây).
Với những điều tâm huyết chia sẻ trên đây, tôi mong là bà con sẽ luôn được mùa. Tất cả chúng ta sẽ thành công với cây hồ tiêu.
Chúc bà con sức khỏe!
Nguyễn Minh Vịnh (giatieu.com)
Read more ...

Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu (P1)


Vốn xuất thân từ học nghề công nghiệp nhưng vì hoàn cảnh phải trở về quê làm nông nghiệp, bạn Nguyễn Minh Vịnh ở Cẩm Mỹ, Đồng Nai với niềm đam mê tìm tòi, học hỏi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ vườn tiêu của gia đình. Bạn gửi đến cộng đồng giatieu.com những chia sẻ về kỹ thuật làm bông cho tiêu ngỏ hầu mong bà con khắp nơi có nhiều vụ mùa tiêu bội thu.
Con đường đi tới thành công luôn phải vượt qua nhiều chông gai thử thách. Trải nghiệm của bản thân đúc kết được thì rất quí, nhưng có khi phải trả giá rất đắt mới có được. Đặc biệt với cây hồ tiêu càng không được phép sai lầm. Kinh nghiệm ngoài bản thân tự rút ra được còn có thể tích lũy từ những người đi trước truyền lại, hoặc những chia sẻ như trên cộng đồng giatieu.com. Người trồng hồ tiêu thường hay mở lòng. Thông qua chia sẻ, những kinh nghiệm mới được đúc kết và lưu giữ cũng như có thêm những kinh nghiệm khác từ cộng đồng. Điều quan trọng là rút ra được gì từ những bài học kinh nghiệm đó để áp dụng cho mô hình của mình một cách hợp lý và chính xác nhất.
Những điều chia sẻ trên nhằm mở đầu cho một kỹ thuật rất khó trong nghề trồng tiêu, đó là kỹ thuật làm bông. Chắc hẳn người trồng tiêu đều biết, ngoài quản lý sâu bệnh dịch hại thì hiện tượng tiêu mất mùa, năm trúng năm thất, cũng làm cho nhiều bà con dở khóc dở cười. Nhà nông thường chủ quan, phó mặc cho trời. Đi đâu cũng nghe khuyến nông nói về quản lý, phòng trừ dịch hại. Trong các cuộc hội thảo về hồ tiêu hay quảng bá sản phẩm BVTV thì cũng đa phần nói về phòng trừ dịch hại, ít nghe nói về kỹ thuật làm bông. Phần là người ta giấu nghề không muốn chỉ, phần là không dám chia sẻ. Người ta nói làm ơn mắc oán là rất đúng trong trường hợp này. Chỉ cần sai một ly là đi ngàn dặm. Nói là làm bông nhưng phải kết hợp nhiều yếu tố. Từ cách quản lý dịch hại, hãm nước, bón phân, chăm sóc,… Mục đích cuối cùng của những việc trên là cây cho năng suất cao, ổn định, bền vững. Trong đó kỹ thuật làm bông chính là chìa khóa.
Để cho hồ tiêu năm nào cũng được mùa. Bà con cần phải tìm hiểu một chút kiến thức về sinh lý thực vật. Khi đã nắm bắt được các giai đoạn sinh trưởng của cây và thổ nhưỡng, khí hậu của vùng mình thì sẽ dễ dàng trong việc chăm sóc tiêu hơn. Điều này đòi hỏi phải có một chút kinh nghiệm, hiểu biết nhất định nào đó. Bao gồm các yếu tố như khí hậu, thời tiết, chất đất, mưa, nắng,… Ông bà ta khi xưa đã biết dựa vào các yếu tố “thiên thời, địa lợi” để đánh trận thì ngày nay ta cũng vận dụng các yếu tố đó làm kinh tế.
Tôi sẽ giới thiệu qui trình làm bông của nhà mình để bà con tham khảo. Cái khó chính là làm cho cây tiêu ra hoa tập trung, năng suất cao ổn định.
Để cho cây hồ tiêu cho năng suất cao ổn định yêu cầu cây hồ tiêu phải mạnh khỏe ít bệnh tật. Hạn chế hồ tiêu suy bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong cả năm. Cây có khỏe mạnh thì mới cho năng suất cao ổn định được.
Cây hồ tiêu có một đặc điểm khá thú vị là mỗi mắt tay của nó đều có thể cho bông nếu ta biết đánh thức nó dậy. Những mắt trên tay hồ tiêu luôn chứa 1 mầm. Nó như nàng công chúa ngủ trong rừng đang đợi chờ hoàng tử đến thức dậy. Việc phân hóa mầm hoa hợp lý cây sẽ luôn cho năng suất cao. Để làm điều đó cũng không phải là vấn đề quá khó khăn.
1. Các việc cần làm khi hãm nước
Sau khi thu hoạch bà con nên rửa cây bằng thuốc gốc đồng để tiêu diệt mầm bệnh, diệt nấm có hại trên lá như thán thư địa y, và cho lá già lá bệnh tật rụng đi.
Làm sạch chồi, cắt bỏ tiêu lươn và những tay nằm sát mặt đất.
Gom những lá già lá bệnh tật rụng đem đi đốt.
Mục đích của những việc làm trên là ngăn ngừa bệnh tật và tạo điều kiện cho hồ tiêu phân hóa mầm hoa.
Nhưng điều cốt lõi của việc phân hóa mầm hoa chính là hãm nước. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi cây gặp điều kiện khô hạn trong vòng 15 ngày thì Acid Absisic tăng lên, Acid Cytokinin và Acid Giberilic giảm xuống là điều kiện tốt kích thích sự phân hóa mầm hoa để phát triển hình thành hoa. Làm chuyển quá trình sinh trưởng dinh dưỡng sang quá trình sinh thực (ra hoa kết trái). Trong thời gian này chúng ta hãm nước không tưới. Nhưng quá trình hãm nước yêu cầu phải dài hơn, vì chắc chắn ẩm độ trong đất vẫn còn khi ta chăm sóc, tưới cây chống suy khi thu hoạch, cây vẫn chưa đủ khô để phân hóa mầm hoa. Tôi thường hãm nước từ 30 đến 45 ngày tùy vào tiêu sung hay không. Khi chuyển từ sinh trưởng sang sinh thực yêu cầu cây phải sung thì mới cho năng suất cao. Nếu hồ tiêu sung mà không phân hóa mầm hoa được thì việc chuyển hóa sẽ không thành công, cây có thể cho ra bông 2 đợt. Như tình trạng năm nay nhiều bà con đang gặp phải, cây chỉ lá và lá là điều dể hiểu. Sau đó nó sẽ ra đợt bông thứ 2 lác đác rất khó chịu.
Cho nên sau khi thu hoạch bạn cần phân ra làm 3 loại tiêu: tiêu sung, tiêu bình thường không sung không suy và tiêu suy.
Đối với hồ tiêu suy, thường là những giống chín sớm như Ấn Độ, bà con chỉ cần tưới theo cho tới đợt thúc phân, thì thúc cùng lúc với tiêu đã hãm nước cây sẽ ra bông. Không cần phải lo lắng. Khi cây suy thì Acid Absisic đã có nhiều trong cây và cây lúc nào cũng sẵn sàng cho ra bông. Nhưng nếu ta không cân đối phân bón thì sang năm cây lại bị mất mùa. Vì cây lại phải tập trung cho quá trình tạo dinh dưỡng.
Đối với hồ tiêu sung ta phải chú ý từ khi thu hoạch. Nhất là tưới nước khi thu hoạch để chống suy cây cần phải có một kinh nghiệm nhất định nào đó. Phải biết cách phân biệt cây tiêu sung hay ít sung để điều chỉnh lượng nước tưới cho cây hợp lý trong quá trình thu hoạch. Với hồ tiêu sung và hồ tiêu bình thường thì việc hãm nước 30-45 ngày là yêu cầu rất quan trọng. Mặc dù hồ tiêu rất tốt, sung nhưng nếu không hãm nước tạo điều kiện phân hóa mầm hoa thì cây sẽ rất ít bông.
Việc đốt lá già, lá bệnh tật cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện để phân hóa mầm hoa. Lượng tro mà ta đốt trả lại cho đất chính là Kali giúp cây trồng cứng cáp hơn, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngày càng bất lợi của môi trường.
Sau khi hãm nước xong nên tưới lại ướt đẫm như mưa 2 đợt trong tuần cho cây hồi phục. Không chỉ tưới trong gốc mà phải tưới cả ngoài tán cây, vì rễ của hồ tiêu kiếm ăn rất xa. Xịt phân bón lá kích thích ra hoa và lá non tập trung trước rồi mới bón phân. Việc làm này giúp cho cây hồi phục sức khỏe sau một thời gian ta ép cây. Nếu bón phân ngay lần tưới đầu tiên thì cây không hấp thu được, có thể còn làm tổn thương bộ rễ và lãng phí phân bón. Phân bón lá giúp cây trồng hấp thu dễ dàng hơn. Trong công nghiệp gọi là năng suất làm việc còn trong nông nghiệp gọi là hiệu suất hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Bà con ta thường ít khi lưu tâm đến vấn đề này.
Vấn đề lớn trong quá trình phân hóa mầm hoa mà bà con hay gặp, đó chính là gặp mưa sớm. Như kết quả của cơn bão số 1 năm nay bà con biết rồi đấy. Việc hãm nước trở nên rất khó khăn trong điều kiện như vậy, thậm chí có thể nói là không thể. Nhưng ta vẫn khắc phục được bằng cách xịt thuốc phân hóa mầm hoa, hoặc có thể thay thế bằng thuốc gốc đồng, lúc này lá cây sẽ rụng đi khoảng 15-30 %. Sau khoảng 1-2 tuần ta xịt lại phân bón lá kích thích ra hoa và lá non tập trung y như là đã hãm nước. Và thực hiện bước kế tiếp y như đã phân hóa mầm hoa xong vậy. Bà con lưu ý chỉ nên áp dụng cho hồ tiêu sung vì tác động này là khá mạnh. Cách làm này có thể cho hồ tiêu ra bông như ý. Nhưng dù gì thì thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm bông. Nếu chúng ta biết cách khắc phục thời tiết thì cũng không còn là vấn đề lớn. Nên xem dự báo thời tiết để ta còn có thể tính toán cho cây ra bông hợp lý.
Việc phân hóa mầm hoa chỉ là một bắt đầu nhỏ cho hành trình dài trong kỹ thuật làm bông của cây hồ tiêu.
Nguyễn Minh Vịnh (giatieu.com)
Read more ...

Thursday, June 13, 2013

Video: Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây tiêu


Đoạn video này rất hữu ích cho những ai mới bắt đầu với nghiệp trồng tiêu cũng như để cho những bà con đã có kinh nghiệm sẽ so sánh và rút tỉa xem cái nào hữu ích thì biết thêm.

Mong nhận được chia sẻ thêm của bà con về kinh nghiệm mà bà con hiện đang áp dụng ...

Read more ...

Saturday, May 4, 2013

Bón Phân Cho Hồ Tiêu Kinh Doanh

LÝ THUYẾT KHOA HỌC VỀ BÓN PHÂN CHO HỒ TIÊU KINH DOANH
mo hinh trong tieu
Vườn tiêu ở Phú Quốc
Cũng thuộc loại thân bò, nhưng cây tiêu được bò leo trên giá đỡ gọi là nọc tiêu. Khác hẳn với cây khoai lang cũng thân bò nhưng bò sát trên mặt đất, nếu dây và lá khoai quá tốt thì củ nhỏ và ít củ, vì vậy mới có câu “tốt dây nhưng xấu củ”. Ngược lại, thân cây tiêu bò leo trên giá đỡ được hưởng đủ ánh sáng và khí trời nên thân lá có tươi tốt thì chùm trái mới nhiều và quả tiêu mới mượt mà, bóng láng.
Ngoài giống tốt, có sức kháng sâu bệnh khá thì phân bón đóng vai trò rất quan trọng. Về mặt khoa học, người ta quy ước bón phân cho vườn tiêu là phải biết cây tiêu lấy đi chất gì, lấy hết bao nhiêu để trả lại chất ấy đủ cho đất thì đến các vụ sau, năm sau mới có năng suất ổn định.
Kết quả phân tích thấy rằng trong 1 kg hạt tiêu đen có chứa 39 gram đạm (N), 9 gram lân (P205) và 21 gram kali (K20) cùng các chất trung và vi lượng khác. Như vậy để có 5 tấn hạt tiêu khô/ha, thì con người đã lấy đi 195 kg N, 50 kg P205 và 105 kg K20. Nếu tính cả thân lá cây tiêu thì con số này chí ít cũng gấp 2 lần như vậy. Một nghiên cứu của Sadanandan (2000), cho thấy vườn tiêu 8 năm tuổi đã lấy đi từ đất hết 295 kg N, 56 kg P205 và 405 kg K20. Như vậy thân và lá cây tiêu đã sử dụng một lượng kali khá lớn, làm cho tỷ lệ N;P:K do tiêu lấy đi là 5,3:1:7,2.
Lý thuyết thì như vậy, nhưng trong thực tế do tính chất đất đai trồng tiêu rất khác nhau, nên cùng bón lượng phân cao gần giống nhau, nhưng thu được năng suất tiêu cũng rất khác nhau. Ví dụ, Nguyễn Tăng Tôn (2011) thí nghiệm bón 10 tấn phân chuồng phối hợp với 120kg N+60 kg P205 và 120 kg K20 trên 1 ha đã thu được 5,39 tấn tiêu khô trên vùng đất đỏ Bình Phước. Nhưng Dierolf và cộng sự (2001) thì cũng khuyến cáo bón 10 tấn phân hữu cơ nhưng phải phối hợp với 400 kg N, 200 kg P205 và 500 kg K20 mới đạt năng suất 3 tấn tiêu hạt/ha. Còn Nguyễn hữu Luận (2007) bón nền phân 300 N + 200 P205+ 400 K20/ha đã thu được 4,25 tấn tiêu đen/ha, cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Trong thực tế do những năm gần đây tiêu có giá cao nên người trồng tiêu đã đầu tư tối đa. Một điều tra của Trung tâm cây ăn quả miền Đông Nam bộ ở vùng Phú Giáo, Bình Phước cho thấy có hộ trồng tiêu đã bón một vụ tiêu 3 tấn phân NPK 16-16-8, 1 tấn phân ure, 1 tấn phân lân và 600 kg phân kali, chưa kể các nguồn phân hữu cơ khác.
Chỉ tính riêng phân hóa học, người trồng tiêu đã bón đến 780 kg N + 978 kg P205 và 850 kg K20/ha tiêu/năm, và đã thu được 6,2 tấn tiêu khô. Nếu thừa nhận cây tiêu 8 năm tuổi lấy đi 292 kg N,56 kg P205 và 405 kg K20/ha đất thì số phân trên còn dôi ra 488 kg N, 922 kg P205 và 455 kg K20. Số chất dinh dưỡng dôi ra này một phân lưu lại trong đất nhưng phần khá lớn sẽ chảy ra sông suối, vừa lãng phí và vừa gây thêm ô nhiễm cho mội trường làm sinh thái vi sinh vật trong đất bị rối loạn nên cây hay bị bệnh.
PHÂN ĐẦU TRÂU HỒ TIÊU KINH DOANH
Nhận thức được việc sử dụng phân bón cho hồ tiêu thời kỳ kinh doanh đang trở thành có tính cấp thiết, nhằm để vừa tránh lãng phí cho người trồng, vừa đạt năng suất cao, tiện lợi cho người sử dụng mà không gây ô nhiễm môi trường. Cty CP Phân bón Bình Điền đã nghiên cứu và sản xuất Phân Đầu Trâu hồ tiêu kinh doanh có chứa hàm lượng dinh dưỡng 19-9-19+TE sẽ thỏa mãn nhu cầu như vậy. Xin được giới thiệu một số mức bón để bà con trồng tiêu tham khảo:
1/Trên đất đỏ vàng hay nâu đỏ, độ phì cao, mật độ tiêu trung bình 2.000 nọc/ha, bón khoảng 10 tấn phân chuồng hoai, bổ sung 2-3 tấn phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu, 500-600 kg vôi sau khi thu hoạch,tỉa cành và tạo tán.
Lượng phân Đầu Trâu 19-9-19+TE định mức 1.000 kg/ha, chia ra bón như sau
-Lần1: Đầu mùa mưa: thúc ra hoa, 200 kg/ha
-Lần 2: Bón nuôi quả 250 kg/ha
-Thúc lần 3: Nuôi quả 300 kg/ha
-Lần 4, nuôi quả và dự trữ cho cây 250 kg/ha. Lượng phân khoáng này tương đương: 190 N+90 P205 và 190 K20/ha
2/Trên đất xám nhưng đã bón nhiều phân vào các năm trước, mật độ trung bình 2.000 cây/ha.Cũng bón 10 tấn phân chuồng hoai, bổ sung 2-3 tấn phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu, có thể bón thêm 500 kg vôi nếu đất hơi chua, hoặc để xử lý đất tốt hơn.Lượng phân NPK Hồ tiêu kinh doanh là 1.200 kg/ha
-Thúc lần 1:Đầu mùa mưa: 250 kg/ha.
-Thúc lần 2: Nuôi quả 300 kg/ha.
-Thúc lần 3: Nuôi quả 350 kg/ha.
-Thúc lần 4: Nuôi quả và dự trữ cho cây 300 kg/ha. Lượng phân khoáng này tương đương: 228 kg N +108 P205+ 228 K20/ha.
3/Dùng cho các hộ thâm canh cao, mật độ trung bình 2.000 cây/ha, cũng bón 10 tấn phân hữu cơ hoai, phối hợp với 2-3 tấn phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu, kết hợp 500-600 kg vôi vào sau khi thu hoạch, tỉa cành tạo tán. Lượng phân NPK Đầu Trâu kinh doanh là 1.500 kg/ha, chia ra:
-Đợt 1: Đầu mùa mưa, thúc ra hoa: 350 kg/ha.
-Đợt 2: Nuôi quả 400 kg/ha.
-Đợt 3: Nuôi quả 400 kg/ha.
-Đợt 4 nuôi quả, dự trữ cho cây 350 kg/ha.
Lượng phân khoáng này tương đương: 285 kg N + 135 P205 + 285 kg K20/ha.
Trên đây là liều khuyến cáo để vừa có năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao, không gây ô nhiễm môi trường, để giúp hạt tiêu Việt Nam dễ dàng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, hội nhập được với thị trường khó tính.

(Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam)



Read more ...

Thursday, April 11, 2013

Rệp sáp tên vô lại ! (Phần II)


Bấy lâu nay chúng ta đã mắc một sai lầm lớn vì không ý thức được rằng lợi ích lớn nhất của côn trùng chính là loài ăn thịt côn trùng.
Nhiều loài côn trùng như châu chấu sinh sản nhanh đến nỗi chúng có thể bao phủ Trái Đất chỉ trong một mùa sinh sản. Tuy nhiên lại có hằng trăm loài côn trùng khác ăn trứng của chấu chấu, một số loài thì ăn cả những con trưởng thành. Vai trò này trong sinh thái thường được cho là của chuỗi thức ăn, mạng lưới lưới thức ăn tự nhiên, gọi chung là thiên địch, có vai trò cân bằng và ổn định hệ sinh thái. Sự quan tâm với việc kiểm soát dịch hại bằng thuốc trừ sâu từ nguồn gốc hóa học có thể có tác dụng ngược lại, vì chúng ta đã không nhận ra rằng trong tự nhiên chính sinh vật đã tự kiểm soát lẫn nhau và kiểm soát các quần thể có hại. Vì thế việc kiểm soát dịch bệnh bằng thuốc hóa học có thể dẫn đến sự bùng phát một loại dịch bệnh nào đó…
Cỏ dại
Trong mắt nhiều người, cỏ dại là những thực vật mọc ở nơi mà con người không mong muốn hoặc là những thứ gây phiền toái cho con người.
Tuy nhiên, cỏ dại cũng mang lại nhiều lợi ích như: làm giảm vận tốc dòng chảy, ngăn chặn sự xói mòn giữ đất không cho nước cuốn trôi ; một số loài cỏ dại hấp thụ được các khoáng chất có độc tính, lọc nước, chống ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường ; duy trì độ ẩm của đất ; tăng độ phì cho đất….
Theo tôi, nếu chúng ta canh tác các loại cây ngắn ngày như bắp, đâu, lúa, các loại rau củ… thì đúng là cỏ dại đã gây nhiều phiền toái. Nhưng trên những vườn cây lâu năm như tiêu, cà phê,… các loại cây ăn trái… những nhà khoa học đã khuyên nhà nông nên giữ cỏ dại một cách có kiểm soát. Vì ngoài các lợi ích nêu trên, cỏ dại còn là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loài côn trùng có ích. Tôi quan sát mỗi khi rệp sáp bùng phát thành dịch, phần lớn chúng phá hoại phần trên của cây, hút các chất dinh dưỡng trên các đọt non, phần còn lại chúng trú ẩn và chích hút ở phần rễ của nhiều loài cỏ dại như cỏ chỉ, cỏ chồi hôi, cỏ gấu…
Trường hợp nếu không có cỏ dại trong vườn tiêu thì lũ rệp sáp cắn phá ở đâu, cái gì ngoài cây tiêu ra.
Như vậy, cỏ dại có ảnh hưởng hai mặt đến nông nghiệp và đời sống con người, vừa có hại vừa có lợi, do đó tùy trượng hợp cụ thể mà phòng trị triệt để chúng, hay lợi dụng chúng làm những việc có ích khác. Một khi đã cân bằng được sinh thái trong khu vườn của mình việc quản lý dịch bệnh phần lớn dựa vào bàn tay của các loài thiên địch hoặc chúng ta có thể can thiệp bằng cách sử dụng các sản phẩm sinh học hỗ trợ thêm để tiêu diệt sâu bệnh. Cho nên những vườn cây chưa được phủ kín bằng lạc dại tạm thời nên nuôi cỏ dại và có biện pháp tích cực khống chế nó.
Ngoài ra, việc tỉa chồi tạo tán trên cây trụ sống và tưới tiêu cũng góp phần không nhỏ vào việc quản lý dịch hại cây trồng.
Rệp sáp, tên vô lại !
Bọ đầu dài cắn phá đọt tiêu non
Như chúng ta đã biết thời tiết quyết định phần lớn sự phát sinh và phát triển thành dịch của côn trùng, cho nên việc tỉa chồi tạo tán hợp lý để cây có bóng râm trong mùa nắng hoặc trồng xen canh  những cây như điều, bơ…vừa có thêm thu nhập vừa làm cây chắn gió, che nắng vì cây tiêu rất thích hợp với ánh nắng tán xạ .Tưới tiêu cũng vậy, khi lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới bép xoay, nên lắp đặt thêm các co ống để tưới tay phòng khi những năm hạn hán bùng phát dịch bệnh. Khi tưới nước cũng nên tắm mát cho cây tiêu, việc này góp phần hạn chế sự lây lan và bùng phát dịch bệnh một cách đáng kể.
Nên tiêu diệt kiến định kỳ, cứ khoảng từ 2-3 tháng dùng cá tươi + regent làm bã diệt kiến. Xin được nhắc lại, khi nấm bornetina cộng sinh với rệp sáp đóng măng xông bao quanh rễ, bản thân tôi chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để xử lý chúng.
Việc sử dụng các sản phẩm sinh học cũng là điều đáng nói. Các loài vi nấm nói chung rất kỵ các loại thuốc gốc hoá hoc. Rửa sạch các dụng cụ phun thuốc là điều rất quan trọng, nếu không vô tình chúng ta đã tiêu diệt chúng trước khi chúng được sử dụng một cách hữu ích.
Trước khi đặt niềm tin vào sản phẩm nào đó hãy kiểm tra tính hiệu quả của nó. Cách làm đơn giản như sau: sau khi phun thuốc vào sâu, rầy đem chúng vào nhà lấy cái rổ úp lên chúng khoảng 5-7 ngày sau lấy kính lúp mà soi nếu vi nấm phát huy tác dụng thì sâu sẽ bị thối rữa do nấm ký sinh vào chúng, với rệp sáp nếu còn sống thì chân chúng ngo ngoe cử động nếu chết thì chúng nằm im thân thể khô teo lại. Phải thay đổi cách làm thôi, không thì cả đời làm nông của chúng ta cứ phải chạy theo rầy, rệp khổ lắm.
Chúc các bạn thành công!
Tieuphong - Giatieu.com
Read more ...