GAP - Là những nguyên tắc, được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ. Thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (độc tố Aflatoxin của nấm, vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng…), và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat...). Đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng, an toàn cho cả người sản xuất ra sản phẩm và người sử dụng sản phẩm, sản xuất phải thân thiện môi trường.
GAP bao gồm cả việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, đóng gói, chế biến, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v…
a) An toàn cho thực phẩm:
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch như:
+ Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc và các độc tố sinh học.
+ Nguy cơ hoá học: dư lượng thuốc BVTV.
+ Nguy cơ về vật lý. NS được chiếu xạ và biến đổi gen.
b) An toàn cho người sản xuất:
Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường:
+ Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM).
+ Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM).
+ Giảm thiểu dư lượng hóa học (MRL = Maximum Residue Limits) trong sản phẩm.
c) Bảo vệ môi trường:
Nhằm tiến tới 1 nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, chống ô nhiễm và hủy diệt môi trường. Không dùng hóa chất độc hại tiêu diệt côn trùng và thiên địch.
d) Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm:
GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị, các nhà phân phối phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi. GAP là sản xuất có kiểm soát nên chúng ta biết chính xác bón phân gì, phun thuốc gì, mức độ độc hại, trồng giống gì...trồng trên vùng đất nào...
Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
2.GAP mang lại lợi ích gì:
GAP mang lại nhiều lợi ích dựa trên cơ sở 3 nhóm lợi ích sau đây:
1) An toàn: Nông sản trước hết phải an toàn, dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrát, kim loại nặng...) không vượt mức cho phép. Không nhiễm vi sinh và độc tố của vi sinh (Aflatoxin độc tố của nấm mốc trong nông sản). Đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. An toàn cho người sản xuất ra sản phẩm, an toàn cho môi trường sản xuất và chế biến sản phẩm.
2) Chất lượng cao (hàm lượng dinh dưỡng cao, hình thức đẹp…): Chọn những giống cây trồng cho sản phẩm có thành phần dinh dưỡng, khoáng chất cao, vị thơm ngon đặc trưng, có hình thức sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng. Chọn phương pháp chế biến phù hợp để có sản phẩm tốt, chất lượng cao hình thức đẹp sẽ được người tiêu dùng chấp nhận.
3) Bảo vệ môi trường:Các quy trình sản xuất theo GAP hướng sinh học nên môi trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc, bảo vệ sự cân bằng sinh thái tự nhiên, bảo vệ thiên địch.
Mỗi nước đều xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn Quốc tế. Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu), các nước Đông Nam Á có (ASEAN GAP)…
Tuy vậy mỗi nước đều xây dựng GAP riêng cho mình để phù hợp với điều kiện sinh thái và tình hình sản xuất của mỗi địa phương và phù hợp với mỗi loại cây trồng cụ thể.
3. Sự cần thiết đưa sản xuất theo hướng GAP vào sản xuất:
Khi Việt Nam gia nhập WTO là bước vào sân chơi mới rộng lớn hơn trên toàn cầu đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn, nhiều thách thức hơn và có sự canh tranh khốc liệt hơn. Người mua hàng – thượng đế có quyền đòi hỏi khắt khe hơn. Mỹ, các nước liên minh Châu Âu… là những thị trường tiêu thụ lớn về hồ tiêu và nông sản, họ đã xây dưng và ban hành những tiêu chuẩn về GAP cho nông sản vào thị trường của họ như: USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu, ASEANGAP (các quốc gia Đông Nam Á ...).
Một số nước Asean đã điều chỉnh tiêu chuẩn USGAP, EUREPGAP để phù hợp với nước của họ như các Hệ thống SALM của Malaysia, INDON GAP của Indonesia, VF GAP của Singapore,… Việt Nam đang cố gắng xây dựng 1 hệ thống tiêu chuẩn GAP hoàn chỉnh với tên là VIETGAP, tuy nhiên cho đến nay cũng chưa được ban hành chính thức.
Tiêu chuẩn GAP vừa là vũ khí bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng vừa là vũ khí bảo vệ hàng hóa nông sản của mình trên trường quốc tế. GAP như một nhãn hiệu cầu chứng cho chất lượng và giá trị nông sản, vì thế sản xuất nông sản theo hướng GAP là một đòi hỏi tất yếu. GAP là mục tiêu của nông sản Việt Nam nói chung và là mục tiêu của ngành hồ tiêu Việt Nam nói riêng hướng tới hội nhập và phát triển bền vững.
GAP bao gồm cả việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, đóng gói, chế biến, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v…
a) An toàn cho thực phẩm:
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch như:
+ Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc và các độc tố sinh học.
+ Nguy cơ hoá học: dư lượng thuốc BVTV.
+ Nguy cơ về vật lý. NS được chiếu xạ và biến đổi gen.
b) An toàn cho người sản xuất:
Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường:
+ Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM).
+ Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM).
+ Giảm thiểu dư lượng hóa học (MRL = Maximum Residue Limits) trong sản phẩm.
c) Bảo vệ môi trường:
Nhằm tiến tới 1 nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, chống ô nhiễm và hủy diệt môi trường. Không dùng hóa chất độc hại tiêu diệt côn trùng và thiên địch.
d) Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm:
GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị, các nhà phân phối phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi. GAP là sản xuất có kiểm soát nên chúng ta biết chính xác bón phân gì, phun thuốc gì, mức độ độc hại, trồng giống gì...trồng trên vùng đất nào...
Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
2.GAP mang lại lợi ích gì:
GAP mang lại nhiều lợi ích dựa trên cơ sở 3 nhóm lợi ích sau đây:
1) An toàn: Nông sản trước hết phải an toàn, dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrát, kim loại nặng...) không vượt mức cho phép. Không nhiễm vi sinh và độc tố của vi sinh (Aflatoxin độc tố của nấm mốc trong nông sản). Đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. An toàn cho người sản xuất ra sản phẩm, an toàn cho môi trường sản xuất và chế biến sản phẩm.
2) Chất lượng cao (hàm lượng dinh dưỡng cao, hình thức đẹp…): Chọn những giống cây trồng cho sản phẩm có thành phần dinh dưỡng, khoáng chất cao, vị thơm ngon đặc trưng, có hình thức sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng. Chọn phương pháp chế biến phù hợp để có sản phẩm tốt, chất lượng cao hình thức đẹp sẽ được người tiêu dùng chấp nhận.
3) Bảo vệ môi trường:Các quy trình sản xuất theo GAP hướng sinh học nên môi trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc, bảo vệ sự cân bằng sinh thái tự nhiên, bảo vệ thiên địch.
Mỗi nước đều xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn Quốc tế. Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu), các nước Đông Nam Á có (ASEAN GAP)…
Tuy vậy mỗi nước đều xây dựng GAP riêng cho mình để phù hợp với điều kiện sinh thái và tình hình sản xuất của mỗi địa phương và phù hợp với mỗi loại cây trồng cụ thể.
3. Sự cần thiết đưa sản xuất theo hướng GAP vào sản xuất:
Khi Việt Nam gia nhập WTO là bước vào sân chơi mới rộng lớn hơn trên toàn cầu đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn, nhiều thách thức hơn và có sự canh tranh khốc liệt hơn. Người mua hàng – thượng đế có quyền đòi hỏi khắt khe hơn. Mỹ, các nước liên minh Châu Âu… là những thị trường tiêu thụ lớn về hồ tiêu và nông sản, họ đã xây dưng và ban hành những tiêu chuẩn về GAP cho nông sản vào thị trường của họ như: USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu, ASEANGAP (các quốc gia Đông Nam Á ...).
Một số nước Asean đã điều chỉnh tiêu chuẩn USGAP, EUREPGAP để phù hợp với nước của họ như các Hệ thống SALM của Malaysia, INDON GAP của Indonesia, VF GAP của Singapore,… Việt Nam đang cố gắng xây dựng 1 hệ thống tiêu chuẩn GAP hoàn chỉnh với tên là VIETGAP, tuy nhiên cho đến nay cũng chưa được ban hành chính thức.
Tiêu chuẩn GAP vừa là vũ khí bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng vừa là vũ khí bảo vệ hàng hóa nông sản của mình trên trường quốc tế. GAP như một nhãn hiệu cầu chứng cho chất lượng và giá trị nông sản, vì thế sản xuất nông sản theo hướng GAP là một đòi hỏi tất yếu. GAP là mục tiêu của nông sản Việt Nam nói chung và là mục tiêu của ngành hồ tiêu Việt Nam nói riêng hướng tới hội nhập và phát triển bền vững.
VPA